Kinh nghiệm ứng phó thiên tai, đảm bảo giao thông ở Quảng Nam

Tác giả: Đại Thắng

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 07/08/2022 12:34

Là địa bàn thường xuyên hứng chịu thiên tai tàn phá, ngành GTVT Quảng Nam đã chủ động ứng phó, nỗ lực đảm bảo giao thông trong mọi tình huống.

Những kinh nghiệm hay, hiệu quả từ thực tế

Như những năm trước, năm 2021, địa bàn Quảng Nam chịu ảnh hưởng liên tiếp nhiều cơn bão (số 5, 6, 7, 8...) và 3 đợt mưa kéo dài gây thiệt hại đến kết cấu hạ tầng giao thông, nhiều đoạn QL, tỉnh lộ bị sạt lở, ngập lụt, hư hỏng, làm ách tắc giao thông. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, ngành GTVT Quảng Nam đã chủ động ứng phó, khắc phục, luôn đảm giao thông thông suốt và sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ các địa phương khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống giao thông trên địa bàn. Theo dự báo năm 2022 Quảng Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu và thời tiết thất thường.

Dự báo, năm 2022 có khoảng 4-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nguy cơ bão di chuyển phức tạp, dồn dập.

Dự báo, năm 2022 có khoảng 4-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nguy cơ bão di chuyển phức tạp, dồn dập.

Nói về kinh nghiệm, ông Văn Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Quảng Nam chia sẻ: Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, các đơn vị trong ngành GTVT tuyệt đối chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo, lãnh đạo của Sở GTVT; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ và có trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao và với cộng đồng.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phải đảm bảo thông tin, liên lạc liên tục, trực tiếp, thống nhất từ trên xuống dưới và từ dưới lên. Mọi cá nhân tham gia đều phải nắm rõ, kịp thời các yêu cầu, sự chỉ đạo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Sở GTVT.

Một nhân tố quyết định khác, là tiềm lực của các đơn vị tham gia PCTT phải đủ mạnh, đáp ứng được đồng thời yêu cầu sản xuất và tham gia khắc phục bão lũ.

Quảng Nam có đặc điểm hệ thống giao thông trải rộng khắp địa bàn, bão lũ phức tạp và có thể xảy ra bất cứ vị trí nào. Trong khi đó, lực lượng của ngành GTVT có hạn nên không thể rải khắp từng vị trí trên các tuyến đường. Do vậy thực hiện nghiêm túc phương châm "4 tại chỗ", kết hợp phương án huy động hiệu quả thiết bị, nhân công tại chỗ, khi có tình huống khẩn cấp thì phối hợp triển khai khắc phục để đảm bảo giao thông.

Ông Tuấn cho biết: Từ thực tế cho thấy, khi thực hiện nhiệm vụ, ngoài lực lượng của ngành GTVT, cần phát triển lực lượng bảo đảm giao thông ở các địa phương, nhằm kịp thời đảm nhiệm tốt yêu cầu sửa chữa, khắc phục hệ thống đường huyện, giao thông nông thôn. 

Công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia PCTT, bão lũ là nhiệm vụ then chốt, nhưng rất khó thực hiện do ranh giới giữa sự nhiệt tình và không đảm bảo an toàn là rất mong manh. Vì thế, yêu cầu cán bộ, công nhân, người lao động ngành đường bộ, đường sông phải luôn cảnh giác, đề phòng nguy hiểm.

Từ thực tế, ngành GTVT Quảng Nam có nhiều kinh nghiệm, giải pháp hay, hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ kết cấu hạ tầng, đảm bảo giao thông.

Từ thực tế, ngành GTVT Quảng Nam có nhiều kinh nghiệm, giải pháp hay, hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ kết cấu hạ tầng, đảm bảo giao thông.

Xây dựng phương án chu đáo, sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Theo ông Tuấn, theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tình hình thiên tai các tháng còn lại của năm 2022 có khoảng 4-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nguy cơ bão di chuyển phức tạp, dồn dập. Từ tháng 9-11, đề phòng các đợt mưa lớn gây lũ và ngập lụt. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông có khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.

Ông Tuấn cho hay: Để ứng phó với thiên tai, chủ động đảm bảo giao thông, ngay đầu tháng 8/2022, Sở GTVT Quảng Nam đã kiên toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN ngành GTVT, phân công nhiệm vụ, lịch trực cho từng thành viên và triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai đến từng đơn vị, lực lượng.

Về đường bộ, Sở GTVT yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác khơi thông mương rãnh, lòng cống, lòng cầu, giải quyết tốt công tác thoát nước trên mặt đường, hạn chế xói lở nền đường, mố trụ cầu hạ lưu cống ngang đường...ngay trước mùa mưa. Kiểm tra toàn bộ hệ thống cầu đường, các vị trí xung yếu như đoạn đường đèo dốc, cầu yếu, đoạn thường xuyên xảy ra ngập lụt, bổ sung cọc tiêu, cọc thủy chí, biển báo. Dự phòng vật tư, máy móc, nhân lực tại các tuyến đường thường xuyên ách tắc giao thông do mưa lũ, sạt lở như: QL14B, QL14E, QL40B, QL24C, ĐT606, ĐT611, ĐT619.

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương liên tục gánh chịu thiên tai, mưa lũ, sạt lở tàn phá, hạ tầng giao thông bị thiệt hại nặng nề.

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương liên tục gánh chịu thiên tai, mưa lũ, sạt lở tàn phá, hạ tầng giao thông bị thiệt hại nặng nề.

Theo ông Tuấn, ngay trước mùa mưa bảo, ngành GTVT cũng trực tiếp làm việc với các địa phương có các tuyến QL, tỉnh lộ đi qua về kế hoạch huy động nhân lực, vật tư, thiết bị sẵn sàng đảm bảo giao thông bước 1 khi cần thiết. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các tuyến đường đi qua các huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Nam Giang. Xây dựng phương án bố trí lực lượng, thiết bị, dự phòng vật tư tại các vị trí xung yếu, thường hay sạt lở, ngập lụt gây ách tắc giao thông và phương án phân luồng giao thông khi xảy ra tắc đường nhiều ngày.

Về đường sắt, ngành GTVT Quảng Nam chủ động phối hợp với đơn vị quản lý đường sắt và các địa phương có tuyến đường sắt đi qua kiểm tra điều kiện an toàn, kịp thời phát hiện, thực hiện khắc phục theo phân định trách nhiệm, phạm vi xử lý giữa Trung ương, tỉnh và cấp huyện. Xây dựng phương án trung truyển hành khách trong trường hợp đường sắt bị ách tắc cục bộ dài ngày do thiên tai gây ra.

Về đường hàng không và đường biển, tích cực phối hợp với các đơn vị: Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy Biên phòng, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam, Cảng hàng không Chu Lai và các đơn vị, địa phương liên quan tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

Về vận tải, xây dựng phương án vận tải, nắm chắc số lượng phương tiện huy động phục vụ PCTT&TKCN; phối hợp với địa phương lập kế hoạch huy động cụ thể nhằm tránh chồng chéo, chủ phương tiện cam kết sẵn sàng phục vụ khi được huy động.  

Năm 2021, mưa bão kéo dài đã gây thiệt hại nặng nề đến kết cấu hạ tầng giao thông ở tỉnh Quảng Nam. Cụ thể, hệ thống QL ủy thác các tuyến: QL14B, QL14D, QL40B bị sạt lở ta luy dương lấp mặt đường và công trình thoát nước; mặt đường bị hư hỏng nghiêm trọng gây mất ATGT trên QL14E. Tổng thiệt hai các tuyến QL 11,5 tỷ đồng. 

Hệ thống đường tỉnh lộ: sạt lở ta luy dương và ta luy âm nhiều vị trí trên tuyến ĐT 606, ĐT 612, ĐT 614, ĐT 617, ĐT 618, ĐT 609, gây tổng thiệt hại khoảng 3,8 tỷ đồng. 

"Nhìn chung khối lượng và giá trị thiệt hại không bằng năm 2020, nhưng mức độ và tính chất nguy hiểm ngày càng tăng. Nhất là các vị trí sạt lở nhiều lần gây nguy hiểm cho người và phương tiện khắc phục sạt lở, cũng như người tham gia giao thông", ông Văn Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Quảng Nam nhìn nhận.

Ý kiến của bạn

Bình luận