Liên quan đến những sai phạm tại công trình biệt phủ không phép của một vị quan tỉnh Kon Tum, qua tìm hiểu P/v Tạp chí GTVT phát hiện nhiều vấn đề bất nhất.
Cụ thể: Trong thời gian còn giữ chức Chủ tịch tỉnh Kon Tum, ngày 19/8/2010, ông Phạm Thanh Hà làm đơn đề xuất được chuyển mục đích sử dụng 1.000m2 đất nông nghiệp ở khu biệt phủ sang đất ở nông thôn. Nhưng trong đơn khi xem qua, nhiều nội dung, thông tin không đầy đủ chính xác ví dụ, đơn viết đơn rất sơ sài, viết tắt rất khó hiểu, tẩy xóa nhiều chỗ, không ghi đầy đủ các thông tin bắt buộc theo mẫu, không ghi giờ, phút nhận hồ sơ, hay người làm đơn ký không ghi rõ họ tên, xong tờ đơn vẫn được Phòng tài nguyên & Môi trường TP Kon Tum tiếp nhận.
Lá đơn viết sơ sài của một vị lãnh đạo cấp tỉnh |
Sau đó, ông Phan Văn Thế, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum (thời điểm đó đang là Phó Chủ tịch UBND TP.Kon Tum) thừa nhận đã ký quyết định số 6468/QĐ-UBND chuyển đổi 1.000m2 đất nông nghiệp sang “đất ở đô thị”. Tuy nhiên, khi sự việc bị phát giác, ông Thế thản nhiên giải thích, quyết định ghi chuyển đổi sang “đất ở đô thị” là sai sót từ lỗi đánh máy chứ thực chất chỉ cho chuyển đổi sang “đất ở nông thôn”, vậy mỗi lần ký văn bản vị quan này không cần xem qua nội dung?
Trong một diễn biến khác, tại thời điểm xã Đắk Cấm còn nhiều tuyến đường đất đã xuống cấp, như đường thôn 1, 2, 3, 7, 9…, rất khó khăn đối với người dân khi đi lại vẫn chưa được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, một đoạn đường dài khoảng 500m, rộng hơn 3m, nối tỉnh lộ 671 rẽ đến trước cổng nhà ông Hà thì được trải nhựa hoành tráng, phẳng lì và thông thoáng.
Con đường 80 triệu dẫn đến biệt phủ không phép |
Liên quan đến vụ việc, ông Hà phân trần, trong thời gian thi công tuyến đường tỉnh lộ 671, buổi tối một số công nhân ở lại công trình. Thấy vậy, ông bỏ tiền ra nhờ họ "nhặt" vật liệu "vương vãi" và tận dụng máy móc của công trình có sẵn làm thêm đoạn đường dài 500m, rộng 3m chạy thẳng về tới cổng nhà ông, số tiền bỏ ra lên đến 80 triệu.
Việc hoàn thành một con đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó, quy cách, khối lượng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, “Con đường rộng hơn 3m, dài 500m mà chỉ làm có 80 triệu đồng, dù là bê tông hay nhựa thô tôi cũng không không hiểu là làm kiểu gì!” - một người làm trong lĩnh xây dựng các công trình giao thông cho biết.
Khi được thắc mắc, có hay không những công nhân kia trong thời điểm thi công đường tỉnh lộ 671 đã nhận tiền, ăn bớt vật liệu để làm “chui” đoạn đường từ nhà ông ra tỉnh lộ, ông Hà phân trần: “Không phải như vậy, anh em công trình chỉ tận dụng giờ nghỉ và máy móc loại “cóc” để làm thôi”.
Ông Nguyễn Trọng Thọ, Phó trưởng Phòng Quản lý kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông (thời điểm 2010 là Giám đốc Ban Quản lý dự án ADB5 Chủ đầu tư Tỉnh lộ 671), cho hay tại Kon Tum không có chỗ bán bê tông nhựa, phải mua từ nơi khác chuyển tới, giá trị như thế nào thì tùy vào thời điểm.
Cũng theo ông Thọ, trong thời gian thi công Tỉnh lộ 671 chỉ làm công tác quản lý nên không biết đơn vị thi công có hợp đồng thi công đường vào nhà cho ông Hà hay không.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.