Kon Tum: Nóng chuyện chuyển dòng sông Đăk Bla để phục vụ thủy điện

Tác giả: Trọng Hùng

saosaosaosaosao
Đường dây nóng 08/07/2016 07:07

Việc xây dựng dự án thủy điện Thượng Kon Tum sẽ làm đổi dòng nước về sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) đang làm "nóng" lên dư luận trên địa bàn

 

3 (1)

 Ông Lê Văn Quang, Trưởng phòng Điện Năng – Sở Công Thương tỉnh Kon Tum trả lời PV tại buổi họp báo chí ngày 5/7. Ảnh: Trọng Hùng

Với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 7.400 tỷ đồng, hai tổ máy công suất 220MW, dự án thủy điện Thượng Kon Tum sẽ chuyển dòng nước về sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi) để phát điện khiến nhiều người lo lắng cho dòng Đắk Bla trở thành dòng sông chết vào mùa khô.

Dự án thủy điện Thượng Kon Tum Tum (Do công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh làm chủ đầu tư) Theo thiết kế, thủy điện Thượng Kon Tum có công suất lắp máy 220MW với hai tổ máy. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 7.400 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào tháng 9-2009, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018. Sau khi phát điện sẽ chuyển ngược dòng sang sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi chứ không phải trả lại sông Đắk Sghé (là một nhánh, chiếm 35% lượng nước sông Đắk Bla chảy qua TP Kon Tum).

Cụ thể, thủy điện Thượng Kon Tum sau khi tích nước tại đầu nguồn sông Đắk Snghé, tạo thành hồ chứa rộng khoảng 7km, có dung tích hơn 145 triệu m3 nước. Sau đó nước sẽ được dẫn qua đường hầm dài khoảng 20km, với cột nước lớn nhất cao hơn 937 mét. Việc dẫn nước này sẽ giúp nhà máy tận dụng độ cao của cột nước, tạo hiệu quả phát điện lớn, ít sử dụng nước. Nhờ cao độ cao của cột nước này mà công suất phát điện lớn hơn nhiều so với trả nước về cho sông Đắk Sghé.

Tại buổi họp báo ngày 5/7, trả lờ PV xung quanh những lo ngại khi chuyển dòng chảy của con sông, ông Lê Văn Quang, trưởng phòng Điện năng – Sở Công Thương tỉnh Kon Tum cho biết: “Mục tiêu của thủy điện Thượng Kon Tum chủ yếu là phát điện dựa trên cái chênh lệch độ cao. Khi chuyển nước về sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi nằm ở phía thượng nguồn sông Đắk Snghé, bên dưới còn có nhiều hệ thống sông khác nên lượng nước đổ về sông Đắk Bla vẫn đảm bảo”.

Cũng theo ông Quang, quy trình vận hành hồ chứa của thủy điện Thượng Kon Tum đã được thủ tướng chính phủ quy định phải trả nước liên tục về hạ lưu thấp nhất là 5,8m3/s vào tháng 2,3,4 và ít nhất 3,3m3/s vào các tháng 12,1,5,6. Trường hợp có yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum phải xả nước theo yêu cầu, để giảm thiểutác động tiêu cực thủy điện Thượng Kon Tum, nhằm đảm bảo môi trường vùng hạ du.

3 (2)

Ông Lê Văn Quang giải thích công tác vận hành nước của Thủy điện Thượng nguồn Kon Tum sau khi phát điện. Ảnh: Trọng Hùng

 Trong khi đó, nông dân Trần Văn Lập (người dân huyện Kon Rẫy) cho biết, lượng nước mùa khô mấy năm trước trên sông Đắk Bla rất nhiều nhưng năm vừa qua lượng nước trên sông có chiếu hướng giảm hẳn, khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp của chúng tôi bị ảnh hưởng, nhiều khu vực bị mất mùa. “Bấy giờ thủy điện chưa chặn dòng mà đã ít nước như vậy rồi thì sau khi thủy điện chặn sẽ như thế nào” – ông Lập lo lắng.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc giám sát quy trình xả nước này diễn ra như thế nào, ai là người giám sát, ông Quang cho biết, việc giám sát rất đơn giản, chỉ  cần lắp đặt một thiết bị giám sát tại cửa xả nước, mọi thông số sẽ được cập nhật vào hệ thống và có thể giám sát bất cứ khi nào.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Công, Chánh Văn phòng Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, hiện nay tại cơ quan chưa có thiết bị nào tự động, báo thông số hàng ngày về lưu lượng nước. Ngay cả việc đo lượng nước tại thủy điện An Khê – Kanak cũng không được đo bằng máy tự động mà theo phương pháp thủ công là định kì phải lội xuống nước để đo.

Ý kiến của bạn

Bình luận