Lan tỏa tinh thần quyết liệt trên mỗi công trình, từng dự án

Tác giả: K. Hà - T. Dương

saosaosaosaosao

Với nỗ lực vượt khó của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách song ngành GTVT vẫn hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra trong năm 2021, tạo tiền đề cho những mục tiêu, kế hoạch năm 2022 và các giai đoạn tiếp theo.

 

_1
Đại diện lãnh đạo Bộ GTVT và TP. Hà Nội tại Lễ Bàn giao Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông

Nhiều dấu ấn nổi bật

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 hoành hành và gây tác động tiêu cực đến ngành GTVT nhưng đây cũng là năm đáng nhớ với nhiều điểm nhấn và thành tựu đáng chú ý của ngành GTVT.

Theo đó, ngành GTVT đã quyết liệt, tăng cường công tác quản lý vận tải gắn với phòng, chống dịch Covid-19. Trong giai đoạn phức tạp nhất của dịch bệnh, nhiều giải pháp đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về bảo đảm hoạt động vận tải gắn với phòng, chống dịch Covid-19 để xử lý, tháo gỡ ngay vướng mắc, bảo đảm hoạt động vận tải lưu thông an toàn, thông suốt. Bộ cũng thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức hoạt động vận tải tại các địa phương, đồng thời đề nghị các địa phương rà soát, thu hồi ngay các quy định trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, gây khó khăn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa. Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng và các Thứ trưởng tổ chức họp định kỳ hàng ngày, hàng tuần với các bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động vận tải; tổ chức nhiều buổi đối thoại với các hiệp hội, doanh nghiệp vận tải trong cả nước để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan giảm phí, giá để hỗ trợ doanh nghiệp.

Có thể nói, ngành GTVT đã cố gắng, nỗ lực hết sức mình để duy trì, đảm bảo hoạt động vận tải được thông suốt, an toàn, kịp thời trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp nhằm phục vụ mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế ở mức cao nhất theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, tình hình trật tự ATGT tại các chốt kiểm dịch trên các tuyến quốc lộ, cao tốc, các tuyến đường địa phương, tại các cảng biển, cảng, bến thủy nội địa cơ bản thông thoáng, không xảy ra ùn tắc kéo dài, đảm bảo lưu thông hàng hóa 24/24h phục vụ đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất - kinh doanh.

TNGT năm qua tiếp tục được kéo giảm. Toàn quốc xảy ra 10.137 vụ, làm chết 5.111 người, bị thương 7.059 người; so với cùng kỳ 2020 giảm 3.329 vụ (-24,72%), giảm 1.104 người chết (-17,76%), giảm 2.950 người bị thương (-29,47%). Riêng tháng 11/2021 xảy ra 1.178 vụ, làm chết 559 người, bị thương 841 người; so với tháng cùng kỳ năm 2020 giảm 260 vụ (-18,08%), giảm 71 người chết (-11,27%), giảm 231 người bị thương (-21,55%).

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm, bên cạnh công tác quản lý vận tải gắn với phòng, chống dịch, ATGT thì công tác giải ngân cũng là một trong những “điểm sáng” của ngành GTVT năm 2021. Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 của Bộ GTVT khoảng 43.401 tỷ đồng (42.996 tỷ đồng kế hoạch năm và 405 tỷ đồng kế hoạch kéo dài), Bộ đã phân bổ chi tiết toàn bộ 42.996 tỷ đồng kế hoạch năm được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định. Đến hết tháng 01/2022 (thời hạn giải ngân kế hoạch năm), Bộ GTVT đạt khoảng 96% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (tương đương kết quả năm 2020).

Trong năm 2021, Bộ đã hoàn thành thủ tục và khởi công 18 dự án, hoàn thành đưa vào khai thác 14 dự án. Các công trình dự án cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư, trong đó có các dự án quan trọng, cấp bách như: Khởi công 5 dự án thành phần còn lại của cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, tuyến kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên và tuyến kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; dự kiến hoàn thành Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất, hạ cánh, đường lăn Cảng HKQT Tân Sơn Nhất... Đặc biệt, đã hoàn thành, bàn giao Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông cho TP. Hà Nội đưa vào vận hành, khai thác.

unnamed
Đoàn lãnh đạo Bộ GTVT kiểm tra công trường dự án tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Quyết liệt triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm 2022

Năm nay, ngành GTVT đặt ra 4 mục tiêu chủ yếu. Cụ thể, Ngành sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế

Năm 2022 xác định là một năm khó khăn với đất nước và ngành GTVT bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh và hệ quả của nó. Nhưng tôi tin tưởng rằng, với sự quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vào cuộc của các bộ, ngành và sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp với những thành công bước đầu trong việc đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ GTVT trong thời gian qua thật sự là những bài học, kinh nghiệm quý báu để Bộ GTVT tạo ra những chuyển biến lớn hơn trong năm nay và những năm tiếp theo.

Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

trong lĩnh vực GTVT để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng văn bản QPPL trong lĩnh vực GTVT; tăng cường tham vấn ý kiến chuyên môn của các hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và tham vấn ý kiến rộng rãi của người dân, tổ chức và xã hội trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL, bảo đảm tính minh bạch, tính nhất quán, tính ổn định và dự đoán được của pháp luật.

Về vận tải, tiếp tục phát huy thành tựu đạt được, duy trì hoạt động vận tải ổn định, thông suốt, kịp thời, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT, các đơn vị sẽ tiếp tục kéo giảm TNGT từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2021.

Liên quan đến công tác đầu tư phát triển, ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng Vụ kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, năm 2022, Bộ GTVT được Thủ tướng chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn lớn nhất từ trước đến nay, lên đến hơn 50.000 tỷ đồng với nhiều dự án lớn được triển khai, đặc biệt là Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong thời gian tới. Trước nhiệm vụ được giao đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực của toàn Ngành, việc triển khai kế hoạch năm mới cần thực hiện với tâm thế chủ động.

“Phải lan tỏa tinh thần quyết liệt của Chính phủ, không chỉ ở các ban QLDA, nhà đầu tư mà phải đến tận công trường; phải coi công trường như trận đánh, mỗi dự án là một chiến dịch, mỗi cán bộ, công nhân là chiến sỹ; xây dựng tiến độ chi tiết cho từng hạng mục, quy định cụ thể thời gian từng khâu, cá thể hóa trách nhiệm để nâng cao hiệu quả thi công”, ông Huy đề nghị.

Ý kiến của bạn

Bình luận