Lắp biển số xe không đúng vị trí bị xử phạt thế nào?

Hỏi đáp 28/09/2015 15:27

Trong trường hợp xe lưu thông mà không có biển số thì sẽ bị xử phạt, tùy vào phương tiện lưu thông là phương tiện gì sẽ có mức phạt khác nhau.

Quy định xử phạt xe ô tô

Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ-moóc hoặc sơmi rơ-moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số).

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Bị tịch thu biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng;

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Bị buộc phải lắp đầy đủ hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định; Phải khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị, lắp đầy đủ hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.

bien_so_xe
Lắp biển số xe không đúng vị trí bị xử phạt thế nào?

 Quy định xử phạt xe mô tô

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định.

Ngoài ra, người vi phạm có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ nếu có hành vi vi phạm thuộc quy định tại điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:

Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5; Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6; Điểm d Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7; Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện; Khoản 4; Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 16; Khoản 3 Điều 17; Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 19; Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.

Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Ý kiến của bạn

Bình luận