Quá trình nghiên cứu vòng đời máy bay bao gồm quá trình sản xuất, sử dụng và hậu sử dụng, nghiên cứu trên cũng sử dụng các thông tin đã được công bố công khai như chuỗi cung ứng ( ví dụ như: việc sử dụng các robot chế tạo máy bay”. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành so sánh kết quả thu được trên đối với các máy bay truyền thống sản xuất bằng nhôm – vốn nặng hơn 40% so với vật liệu composite.
Lượng khí thải trong quá trình sản xuất máy bay composite lớn hơn gấp đôi so với những người anh em bằng nhôm. Tuy nhiên, trọng lượng nhẹ hơn của máy bay composite lại góp phần giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch , và khiến cho mức độ gây ô nhiễm của dạng máy bay nhỏ hơn so với máy bay sử dụng nguyên liệu nhôm chỉ sau một vài chuyến bay quốc tế. Mặc dù, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi bên trong ngành công nghiệp liên quan đến vấn đề này, nhưng vật liệu tổng hợp (composite) đã mang tới giải pháp vượt trội về mặt tài chính lẫn bảo vệ môi trường so với vật liệu nhôm.
Ông Alma Hodzic, Giáo sư ngành công nghệ vật liệu cao cấp của Đại hcoj Sheffield cho biết “ Nghiên cứu này đã cho thấy việc tiết kiệm nhiên liệu của vật liệu composite đã vượt xa các tác động môi trường từ việc sản xuất máy bay bằng nguyên liệu này. Trong suốt cả tuổi thọ sử dụng, máy bay composite thải ra lượng CO2 ít hơn 20% so với máy bay chế tạo bằng nhôm.
Nghiên cứu trên cũng đáng được công bố trên tạp chí quốc tế Cycle Assessment Life – và cũng theo ước tính từ nghiên cứu này, cho tới năm 2050, máy bay composite sẽ làm giảm lượng khí thải từ các đội bay lên tới 14 -15% so với các đội bay sử dụng máy bay nhôm như hiện nay.
Giáo sư ngành Năng lượng và Giao thông vận tải tại ULC, ông Andreas Schafer cho biết “ tốc độ giảm khí thải cho toàn bộ đội bay trên thế giới sẽ chậm hơn so với từng chiếc máy bay đơn lẻ. Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở chỗ, cho đến năm 2050, sẽ vẫn còn máy bay công nghệ cũ được sử dụng. Vì thế, nếu chúng ta càng đẩy nhanh tiến độ của công nghệ này, thì lợi ích đối với môi trường càng lớn
Tiến sĩ Lynette Dray từ Đại học Cambridge cho biết thêm: “Do giao thông trên không toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần từ nay đến năm 2050, thay đổi vật liệu sử dụng có thể tránh được 500 triệu tấn khí thải CO2 tính riêng vào năm 2050.
Giáo sư Hodzic cũng nhận xét “ mục tiêu chính của ngành công nghiệp hiện nay là giảm nửa lượng khí thải CO2 cho tất cả các máy bay vào năm 2020. Để đạt được kết quả trên, vật liệu tổng hợp composite sẽ góp phần không nhỏ, vật liệu này sẽ giúp tạo ra những chiecs máy bay nhự hơn, ít tiêu thụ nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, vật liệu composite còn cần phải đi cùng với các biện pháp, công nghệ khác để có thể đạt được kết quả như mong đợi”.
Hà Vũ ( theo Sciencedaily)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.