ng Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Phát triển quan hệ lao động (Bộ LĐ,TB&XH), đồng thời là Trưởng nhóm đàm phán lao động, đoàn đàm phán TPP cho biết tại Hội nghị Lãnh đạo Việt Nam 2016, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thì việc bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng.
Bởi đây là lực lượng trực tiếp làm ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong thương mại, nên trước hết họ phải là người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả. Đây cũng chính là xu thế tất yếu trong những năm gần đây trên thế giới, bởi những cam kết về lao động còn có mục đích bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại.
Đảm bảo quyền lợi NLĐ là yếu tố không thể thiếu khi tham gia thị trường TPP |
Theo phân tích của các chuyên gia, dù là quốc gia hay ở bất cứ một DN nào, nếu áp dụng tiêu chuẩn lao động, tiền lương thấp và các điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng giữa hai bên, thì đương nhiên sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với thực hiện những tiêu chuẩn cao hơn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
Do đó, để tránh cạnh tranh không bình đẳng qua việc không bảo đảm các điều kiện làm việc cơ bản cho người lao động, các nước tham gia Hiệp định TPP đã đưa ra cam kết riêng về lao động đòi hỏi các quốc gia, DN muốn tham gia vào “sân chơi chung” phải tuân thủ.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ súc sản Việt Nam (Vissan) cho biết, DN có đội ngũ, lực lượng cán bộ công nhân viên đông đảo, tới hơn 4.000 người. Để DN có thể vận hành tốt, cho ra đời sản phẩm chất lượng, luôn cải tiến, đổi mới về mẫu mã, công nghệ, đòi hỏi phải có một chính sách chăm lo tốt đến người lao động để họ yên tâm gắn bó lâu dài.
Hiện, công ty luôn đảm bảo các chính sách của Nhà nước về lương, thưởng, bảo hiểm, đồng thời cũng chăm lo chu đáo đời sống vật chất tinh thần... Tuy nhiên, đó chỉ là những điều kiện cơ bản mà bất cứ DN nào muốn tồn tại, phát triển cũng phải quan tâm đến nguồn nhân lực.
Nhưng khi đã bước ra một môi trường cạnh tranh rộng lớn hơn, thì DN càng cần phải có chính sách đãi ngộ lao động tốt hơn để thu hút nguồn lực, nhân tài về cho DN mình.
“Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào các Hiệp định thương mại quốc tế, cũng là cơ hội để các DN trong nước tự chuẩn hóa, nâng cao năng lực bản thân, cạnh tranh bình đẳng với các DN quốc tế” – ông Mười nói.
Bàn về vấn đề này, ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, ngành dệt may nói chung là lĩnh vực thâm dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ, kỹ thuật cao.
Vì vậy, khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại Quốc tế, trong đó có TPP, sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận được nhiều hơn nữa với việc làm và các quyền lợi cho nguồn nhân lực dồi dào tại nước ta.
Đặc biệt, TPP cũng đề cập đến quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động, mà Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia TPP phải tôn trọng và bảo đảm quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập tổ chức này. Đây có thể coi là bước tiến mới trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Song đồng thời, việc tuân thủ các cam kết nhằm đảm bảo các quyền lợi cho người lao động cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với chính các DN của Việt Nam trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Đơn cử, đối với ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam mà chủ yếu là các DNNVV, hiện đang rất khó khăn trong vấn đề đảm bảo các điều kiện cơ bản nhất cho người lao động như nhà xưởng, cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn, không gây hại cho sức khỏe con người, chi trả mức lương tối thiểu, hay các yếu tố về thu nhập, làm thêm ngoài giờ, hợp đồng, bảo hiểm...
Nếu không đảm bảo được những yếu tố này, tuân thủ theo đúng cam kết khi tham gia TPP là các DN đã tự loại bỏ mình ra khỏi cuộc chơi, bởi khi đó, cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ không có cơ hội xuất vào thị trường các nước trong khối, dù sản phẩm đó có chất lượng hay mẫu mã đẹp đến đâu.
Hiệp định TPP không đưa ra các tiêu chuẩn mới về lao động. Những tiêu chuẩn được đề cập trong Hiệp định TPP chính là các tiêu chuẩn lao động được nêu tại Tuyên bố năm 1998 của ILO, bao gồm: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động. Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc. Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.