Mô hình đường hầm nổi của Na Uy sau khi hoàn thiện. (Nguồn: AP). |
Do có địa hình khá phức tạp, nên việc di chuyển ở Na Uy trước nay không hề dễ dàng. Hơn 1.000 vịnh hẹp nằm dọc đường bờ biển phía Tây của đất nước này, nên để thực hiện hành trình 1.100 km từ thành phố phía Nam Kristiansand đến Trondheim ở phía Bắc thông qua đường biển, một người phải mất tới 21 giờ đồng hồ, và cần tới 7 chuyến phà khác nhau.
Để cắt giảm một nửa thời gian di chuyển, Chính phủ Na Uy đã ấp ủ kế hoạch đầy tham vọng, đó là Dự án xây đường ống nổi trên biển với tổng số vốn lên tới 40 tỷ USD. Dự án bao gồm nhiều cây cầu và một đường hầm thuộc dạng sâu và dài nhất thế giới (sâu 392 m và kéo dài 27 km).
Nhưng phần tham vọng nhất của dự án cơ sở hạ tầng này chính các đường hầm nổi nằm dưới mặt nước biển khoảng 30 m. Nếu thành công, Na Uy sẽ giành phần thắng trước Trung Quốc, Hàn Quốc và Italy trong cuộc đua xây dựng đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới.Cơ quan Đường giao thông công cộng Na Uy (NPRA) - bên chịu trách nhiệm quản lý dự án này - nhắm mục tiêu hoàn thiện toàn bộ công trình trên vào năm 2050.
Vì sao xây đường hầm nổi?
Hành trình từ Kristiansand đến Trondheim là một phần của E39, tuyến đường quan trọng bậc nhất đối với Na Uy. Kết hợp các làn đường dành cho xe mô tô, tuyến phà, E39 chạy dọc đường bờ biển Tây Nam của quốc gia này. Hơn 50% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu vào Na Uy xuất phát từ khu vực này, thế nhưng tiêu chuẩn của nó lại chưa bằng tiêu chuẩn chung của Liên minh châu Âu (EU).
Băng qua các vịnh hẹp bằng phà ở Na Uy là rất tốn thời gian. Bởi vậy, Chính phủ nước này dự định cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vì các mục đích thương mại, và cũng nhằm tạo thuận lợi di chuyển cho cộng đồng người dân địa phương.
Trong dự án đầy tham vọng, Chính phủ Na Uy sẽ xây dựng 3 cây cầu và 5 cây cầu nổi. Các cây cầu nổi - được trợ lực bởi các cầu phao cỡ lớn bên dưới - đã được xây dựng ở Na Uy và Mỹ, cùng một số quốc gia khác. Tuy nhiên, khi băng qua các eo hẹp sâu hơn 1 km, các cây cầu nổi này lại không có tác dụng.
Đó là lý do các đường hầm nổi được đưa ra như một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.
Ý tưởng xây dựng một đường hầm nổi ngay dưới mặt nước không hề mới. Vào năm 1882, nhà kiến trúc hải quân Anh Edward Reed đã đề xuất xây dựng một đường hầm nổi dọc eo biển Manche - không may là ý tưởng này bị bác bỏ ngay lập tức.
Cụm từ “nổi” ở đây dễ khiến nhiều người lầm tưởng. Các đường hầm nổi này thực tế được cố định vị trí bằng các dây cáp nối - hoặc neo với đáy biển hoặc nối với các cầu phao nổi trên mặt nước, cách nhau đủ khoảng trống để tàu bè bên trên có thể đi qua. Được làm bằng bê-tông, các đường hầm này bên trong không khác gì các đường hầm truyền thống, cho phép xe cộ, phương tiện giao thông khác đi qua.
Dự án tham vọng
Theo kế hoạch, Na Uy sẽ tiến hành thử nghiệm loại đường hầm nổi mới này tại vịnh Sognefiord sâu 1.300 m, rộng hơn 100 m. Đường hầm mới này sẽ bao gồm những ống bê tông tròn lớn được neo giữ, cách mặt biển khoảng 30m. Mỗi hệ thống cầu sẽ bao gồm 2 đường hầm theo 2 hướng, và mỗi bên một hướng.
Các cầu phao kết nối với nhau thành hàng trên mặt nước có nhiệm vụ giữ những chiếc ống này thăng bằng, và cố định. Các mối nối sẽ khớp chúng lại với nhau. Cấu trúc này cũng sẽ được gắn vào tầng đá phía dưới để tăng độ chắc chắn.
Những người lên kế hoạch cho dự án này cho biết, mặc dù hệ thống này có điều độc đáo dị thường, nhưng nó sẽ không khác gì như khi bạn lái xe qua một đường hầm thông thường.
Với kinh nghiệm xây dựng 1.150 đường hầm đã được đưa vào sử dụng trong cả nước (35 trong số đó là ở dưới nước), Na Uy dường như không có nhiều khó khăn trong việc xây dựng con đường độc đáo này.
Dự án mới này khắc phục được một số hạn chế của đường hầm truyền thống như bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Được biết, Na Uy vốn là một quốc gia xinh đẹp nhưng nó vẫn bị ảnh hưởng nhiều từ thời tiết khắc nghiệt khiến vào các con đường bị đóng băng vào mùa đông người dân đi lại khó khăn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.