Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics hàng không

Tác giả: cẩm phú

saosaosaosaosao
22/04/2018 06:55

Thị trường vận tải hàng không đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để tăng cường khả năng kết nối với những loại hình vận tải khác cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành Hàng không Việt Nam cần nhiều giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, bất cập, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

van-chuyen-hang-quoc-te

Thực trạng thị trường vận tải hàng không Việt Nam

Ngành Hàng không Việt Nam hiện đang sử dụng, khai thác hoạt động bay thường lệ tới 21 cảng hàng không, sân bay trải dài từ Bắc vào Nam, đồng bằng, cao nguyên và hải đảo. Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình từ 15,6%/năm trong giai đoạn từ năm 2011 - 2017. Thị trường hàng không năm 2017 tiếp tục có sự tăng trưởng cao về sản lượng hành khách, hàng hóa. Tổng thị trường hàng hóa năm 2017 ước đạt xấp xỉ 1,13 triệu tấn, tăng 25,9% so với năm 2016. Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam năm 2017 ước đạt 318 nghìn tấn hàng hóa, tăng 11,3% so với năm 2016.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 4 hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VietJet Air và VASCO khai thác 53 đường bay nội địa kết nối Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh theo hệ thống mạng đường bay trục - nan từ 3 trung tâm kết hợp phát triển mạng đường bay “điểm đến điểm” với các cảng hàng không địa phương.

Thị trường nội địa giai đoạn 2011 - 2017 tăng trưởng trung bình đạt 10%/năm. Năm 2017, tổng lượng hàng nội địa đạt xấp xỉ 230,5 nghìn tấn, tăng 14,6% so năm 2016. Cơ cấu hàng hóa những năm gần đây không có sự thay đổi với các mặt hàng chủ lực như thủy sản, trái cây, nguyên vật liệu ngành dệt may, động vật sống. Nhìn chung, các thị trường chính trong thời gian qua đều có sự tăng trưởng, cụ thể đi/đến Hà Nội (39,3%), TP. Hồ Chí Minh (42,6%), Đà Nẵng (6%).

Vietnam Airlines là nhà vận chuyển chính trên thị trường nội địa với thị phần đạt 68,3%, tiếp theo là VietJet Air chiếm 23,8% thị phần, Jetstar Pacific và VASCO chiếm 7,9% thị phần.

Thị trường quốc tế có sự tham gia khai thác của 64 hãng hàng không nước ngoài từ 26 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có 24 hãng hàng không lớn trong khu vực cũng như trên thế giới khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng hóa như Singapore Airlines Cargo, Cargolux Airlines, Emirates Airlines, Etihad Airways, Federal Express, Lufthansa Cargo, Korean Air, Turkish Airlines... Các hãng hàng không nước ngoài và 3 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar Pacific Airlines đang khai thác hơn 140 đường bay quốc tế từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng và Phú Quốc.

Sản lượng vận chuyển hàng hóa quốc tế luôn tăng trưởng ở mức cao, giai đoạn 2011 - 2017 đạt 17,4%/năm. Năm 2017 đạt 905,3 nghìn tấn, tăng 29,2% so với năm 2016. Cơ cấu hàng đi/đến chủ yếu là linh kiện điện tử, may mặc, nông sản, thủy sản… Những năm gần đây, với việc Sam Sung đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại các khu công nghiệp phía Bắc đã giúp Cảng Hàng không quốc tế (CHKQT) Nội Bài vượt qua CHKQT Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không có khối lượng hàng hóa đi/đến tốt nhất. Khối lượng hàng hóa đi/đến CHKQT Nội Bài chiếm 59% thị phần, CHKQT Tân Sơn Nhất chiếm 40,3% thị phần hàng hóa quốc tế đi/đến Việt Nam.

Tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng hóa diễn ra gay gắt. Các hãng hàng không Việt Nam trong thời gian qua đã cố gắng mở rộng khai thác giành thị phần và ổn định ở mức 19 - 20% vào giai đoạn năm 2011 - 2013. Tuy nhiên, do các hãng hàng không nước ngoài tăng cường mở rộng hoạt động khai thác hàng hóa đi/đến Việt Nam nên thị phần vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam giảm mạnh xuống chỉ còn 12 - 13% vào giai đoạn năm 2014 - 2016 và năm 2017 thị phần vận chuyển chỉ đạt 9,7%.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics

Trên cơ sở Quy hoạch theo nội dung Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất một số giải pháp như sau:

- Hoàn thiện Dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thay thế Quyết định số 21 báo cáo Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong dự thảo Quyết định, Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra mục tiêu phát triển vận tải đa phương thức và các trung tâm dịch vụ logistics tại các cảng hàng không cửa ngõ quốc tế và xây dựng cơ chế, chính sách, pháp lý cho việc phát triển loại hình vận tải đa phương thức nội địa, quốc tế, kinh doanh hàng không;

- Triển khai có hiệu quả các đề án: Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực vận tải; Đề án Định hướng phát triển đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, địa bàn trọng điểm nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế; Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không;

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025;

- Rà soát và thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết các cảng hàng không, sân bay đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và đáp ứng nhu cầu khai thác về hàng không;

- Phát triển đội tàu bay theo hướng sử dụng các thế hệ tàu bay áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường;

- Mở rộng khai thác thị trường hàng không, tiếp tục phát triển vận tải hàng không trở thành phương thức vận tải an toàn và thuận tiện theo hướng thị trường mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới;

- Tăng thị phần vận chuyển của loại hình vận chuyển hàng không chi phí thấp. Đến năm 2020, thị phần vận chuyển của loại hình vận chuyển hàng không chi phí thấp chiếm 50% trên các đường bay nội địa;

- Các hãng hàng không tiếp tục giảm chi phí/giá thành, đặc biệt là chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả vận tải hàng không;

- Phối hợp chặt chẽ vối Bộ Quốc phòng trong việc tối ưu hóa các đường bay không lưu, tạo điều kiện cho hoạt động khai thác của các hãng hàng không;

- Thành lập Hội đồng điều phối giờ hạ/cất cánh (Slot) để tối ưu và minh bạch hóa công tác điều phối Slot;

- Nghiên cứu, phát triển vận tải đa phương thức, trong đó có vận tải hàng không; tăng cường vai trò của vận tải hàng không trong dây chuyền logistics Việt Nam, ưu tiên kết nối vận tải đa phương thức đối với vận chuyển hàng hóa; tăng cường phát triển các kho hàng hóa, các bãi chứa container; đẩy mạnh khả năng kết nối vận tải hàng không với các loại hình vận tải khác. Phấn đấu đến năm 2020, đảm bảo các CHKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đều có kết nối với hệ thống vận tải đường bộ và dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng, phát triển hoàn chỉnh hệ thống kho vận tại các CHKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất, đáp ứng nhu cầu của dây chuyền logistics;

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để đảm bảo việc bay đúng giờ, bao gồm việc đảm bảo nguồn lực, tàu bay, công tác sửa chữa, bảo dưỡng và lập lịch bay; kiểm soát chặt chẽ việc lập kế hoạch khai thác của các hãng hàng không trên cơ sở phù hợp với thực tế về kết cấu hạ tầng cảng hàng không, năng lực khai thác và bảo dưỡng của các hãng q

Ý kiến của bạn

Bình luận