Lễ phát động triển khai quyết định 200/QĐ-TTG về kế hoạch hành động nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh & phát triển dịch vụ logistic Việt Nam đến năm 2025 . |
Ngày 12/4, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA) tổ chức Lễ phát động triển khai quyết định 200/QĐ-TTG về kế hoạch hành động nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh & phát triển dịch vụ logistic Việt Nam đến năm 2025 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, quận 4, TP.HCM với sự tham dự của các cơ quan ban, ngành, hiệp hội và gần 100 công ty, doanh nghiệp.
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA cho biết: “Logistic là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, góp phần gia tăng giá trị hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại và nền kinh tế. Phát triển dịch vụ logistic là thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistic phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước".
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA cam kết sẽ tiếp tục kết nối với các cơ quan chức năng, những bạn hàng để triển khai thực hiện thành công 3 nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ giao. |
Tại lễ phát động, có 3 nhiệm vụ được đặt ra cần phải thực hiện đó là gia tăng tỉ lệ thuê ngoài từ các Hiệp hội ngành hàng đối với các hội viên VLA, kết nối các nhà cung cấp dịch vụ với nhau và công tác đào tạo truyền thông. Nhiều ý kiến cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ logistic phải liên kết chặt chẽ với hiệp hội ngành hàng để phát triển, vấn đề giá cả hiện nay chưa hợp lý, sự lo ngại về bảo mật thông tin của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp logistic chưa tạo được sự tin cậy trong việc thuê ngoài dịch vụ logistic.
Theo ông Trần Quốc Mạnh, Hội Mỹ nghệ chế biến gỗ TP.HCM hiện nay việc nhập hàng ở các thị trường nước ngoài ngày càng khó, xuất phát từ những nhu cầu thực tế tôi mong muốn các đơn vị làm dịch vụ logistic không chỉ nâng cao chất lượng mà còn phải giảm giá thành, chất lượng giao nhận hàng hóa được đảm bảo để tạo niềm tin cho chủ hàng. Phải hiểu sâu sắc ngành hàng mà mình làm dịch vụ, bởi mỗi loại hàng đều có tính chất riêng. Có như vậy thì các đơn vị làm dịch vụ mới có thể xâm nhập tìm kiếm thị trường. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic cần đúng bài bản, đúng tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng về việc cung ứng và có sự kết nối để đẩy mạnh phát triển một nhóm dịch vụ.
Bà Võ Phương Lan Công ty cổ phần giao nhận vận tải Mỹ Á mong muốn các Hiệp hội dệt may, Hội mỹ nghệ chế biến gỗ TP.HCM, VLA… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistic Việt Nam giới thiệu năng lực để hợp tác với các chủ hàng để 2 bên cùng có lợi. |
Bà Võ Phương Lan, Công ty cổ phần giao nhận vận tải Mỹ Á cho biết: "Hiện nay chúng tôi đang cung cấp tất cả mọi dịch vụ khi đối tác yêu cầu từ việc làm thủ tục hải quan, mang hàng về gia công, viết báo cáo cho đến quyết toán… trong hiệp hội logistic cũng có rất nhiều công ty đang triển khai đi theo hướng này. Chúng tôi mong muốn các Hiệp hội dệt may Việt Nam, Hội mỹ nghệ chế biến gỗ TP.HCM, VLA… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistic Việt Nam giới thiệu năng lực hợp tác với các chủ hàng để 2 bên cùng có lợi.
Ông Hồ Kim Lân, Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam nhấn mạnh, làm logistic thông tin là rất quan trọng, việc tổ chức hội nghị tạo cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi đưa ra những nguyện vọng như thế này rất ý nghĩa. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam cần có hướng đi và những kiến nghị, đề xuất kịp thời, xác thực tới các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Ông Hồ Kim Lân, Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam nhấn mạnh "làm logistic thông tin là rất quan trọng". |
Kết thúc lễ phát động ông Hiệp khẳng định, chúng tôi ghi nhận tất cả những đóng góp của các đại biểu để nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh & phát triển dịch vụ logistic Việt Nam đến năm 2025. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục kết nối với các cơ quan chức năng, những bạn hàng để triển khai thực hiện thành công 3 nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ giao.
Hiện nay cả nước có 3.000 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic, trong đó có 1.300 doanh nghiệp hoạt động tích cực trên thị trường. Phần lớn là SMEs, hạn chế về quy mô, vốn, công nghệ, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên mô chất lượng cao. Có 30 công ty cung cấp dịch vụ logistic xuyên quốc gia đang hoạt động ở Việt Nam.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.