Mô hình khí cầu mới của Lockheed Martin. |
Tương lai đôi khi có thể khiến bạn thất vọng, nhưng những chiếc khinh khí cầu của tương lai chắc chắn sẽ thỏa mãn kỳ vọng của bạn. Và trên hết, chúng đã có mặt ngay tại thời điểm hiện tại.
Vào cuối tháng ba, công ty hàng không quốc tế có trụ sở tại Anh Straightline Aviation đã ký một hợp đồng mua 12 chiếc khinh khí cầu Hybrid. Chúng được thiết kế bởi nhóm Skunk Works của Lockheed Martin. Với giá trị khoảng 480 triệu đô Mỹ, hợp đồng này đánh dấu khoảnh khắc mang tính bước ngoặt trong ngành hàng không khí cầu sau gần thế kỷ bị lãng quên.
Những chiếc khí cầu hiện đại này khác xa với khinh khí cầu Zeppelins từ xa xưa khi những chiếc khinh khí cầu đời cũ phụ thuộc vào khí hidro để giúp chúng có thể nổi trong không khí. Việc sử dụng khí heli thay cho khí hidro giúp giảm thiểu rủi ro cháy nổ trên khinh khí cầu. Chắc hẳn thế giới vẫn không quên thảm họa Hindenburg tại New Jersey vào năm 1937 đã cướp đi sinh mạng của 36 người và chấm dứt kỉ nguyên hàng không khí cầu.
Rob Binns, giám đốc của Hybrid Enterprises, bộ phận kinh doanh và marketing mới thành lập từ công ty Lockheed Martin chia sẻ về việc những mẫu khí cầu đầu tiên này có thể nâng được khối hàng hóa nặng 23 tấn và vận chuyển chúng đến những khu vực với hệ thống đường xá yếu kém. Trong tương lai, những phương tiện với độ dài của một sân bóng như vậy có thể được sử dụng với nhiều mục đích, từ việc cứu trợ nhân đạo, du lịch cho tới các bệnh viện di động. Với đủ không gian cho 19 người, những chiếc khinh khí cầu Hybrid của Lockheed Martin có thể di chuyển với vận tốc hơn 100km/h.
Binns cũng nói rằng những chiếc khinh khí cầu sẽ giảm thiểu đáng kể những ảnh hưởng lên môi trường ở các khu vực hẻo lảnh, nơi mà cơ sở hạ tầng cho giao thông còn chưa phát triển.
"Sử dụng khí cầu Hybrid là một cách tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường để di chuyển đến những vùng hẻo lảnh. Chúng tiêu tốn năng lượng và thải khí CO2 chỉ bằng 1/3 so với các máy bay thông thường", anh chia sẻ. "Hơn nữa, chúng cũng không gây ô nhiễm âm thanh".
Cũng như nhiều mô hình hiện đại, những chiếc khí cầu của Lockheed Martin nặng hơn không khí và không cần chỗ neo đậu như những chiếc máy bay nhẹ hơn không khí truyền thống, giống như loại khí cầu blimp. Định nghĩa chính xác của một chiếc khí cầu lai là một loại khí cầu sử dụng cả công nghệ nhẹ hơn không khí (LTA) và công nghệ nặng hơn không khí (HTA), như thể các phần cánh cố định và xoay chiều.
Động cơ được đặt tại vị trí chiến lược trên những chiếc khí cầu Hybrid khiến chúng hoạt động. Bên cạnh đó, những cấu trúc hút trụ tròn ở hai bên hông khinh khí cầu cho phép chúng giữ nguyên trạng thái lơ lửng trên bề mặt, bao gồm cả trên mặt nước và khả năng tiếp đất không cần đường băng. Theo CNBC, đây là lần đầu tiên Skunk Works chế tạo sản phẩm cho mục đích thương mại. Trước đó, nhóm này chủ yếu chế tạo các máy bay chiến đấu phục vụ cho mục đích quân sự.
Những công ty khinh khí cầu lớn khác như Worldwide Aeros Corp tại California - đơn vị chế tạo khinh khí cầu Aeroscraft, đã có phản ứng mang tính tích cực với hợp đồng lớn mà Lockheed Martin đạt được.
"Mặc dù thỏa thuận thương mại này có giá trị quan trọng giữa Lockheed Martin và Straightline Aviation, đây là một bước tiến đáng hoan nghênh trong ngành công nghiệp hàng không và vận chuyển toàn cầu", CEO Igor Pasternak của Worldwide Aeros Corp chia sẻ.
Khí cầu hybrid có thể hoạt động tại các khu vực xa xôi hẻo lánh vì chúng không cần điểm tiếp đất và neo đậu.
Pasternak nói rằng trong khi những chiếc khí cầu Hybrid của Martin phải phụ thuộc vào lực đẩy và nâng khí động lực, khí cầu Aeroscraft của công ty ông sử dụng thiết kế với cấu trúc chắc chắn hơn với tên gọi "Aerostructure". Cả hai dòng khí cầu đều sử dụng khí heli để nâng. Trong khi khí cầu Hybrid có thể nâng khoảng 23 tấn, khí cầu Aeroscraft MT866 có thể chịu được trọng tải 66 tấn. Công ty này cũng đang thiết kế những dòng khí cầu có thể nâng 250 và 500 tấn. Nếu thành công, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn của công ty so với các hãng khác.
Xét trên khía cạnh môi trường, không chỉ với lượng carbon thấp được thải ra, khí cầu cũng có khả năng vận chuyển các nguyên liệu để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng và thậm chí cả máy bay.
Khi nhắc tới vấn đề sử dụng năng lượng với khả năng tiếp cận các vùng hẻo lánh, những chiếc khí cầu sẽ được sử dụng để tăng cơ hội khám phá ra các mỏ dầu và ga mới. Tuy nhiên, nó có thể gián tiếp gây hại cho môi trường khi các đường ống dẫn dầu mới, các dàn khoan và nhiều các thiết bị khác cho ngành công nghiệp năng lượng hóa thạch được đưa vào lắp đặt. Bên cạnh đó, lượng khí thải nhà kính cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Xét về mặt tích cực, những chiếc khí cầu có thể được sử dụng để đem lại lợi ích cho ngành công nghiệp năng lượng sạch. Cụ thể, việc xây dựng các turbine gió gặp nhiều khó khăn khi phải di chuyến những cánh quạt dài hơn 60m đến những vùng hẻo lánh. Với sự giúp sức của khí cầu, công việc đó sẽ trở nên đơn giản hơn.
Tuy nhiên, Clive Iring - một cây viết hàng không, lưu ý rằng kể cả với những chiếc khí cầu tối tân nhất, sẽ vẫn có những trở ngại như việc di chuyển trong thời tiết xấu. Kích cỡ lớn cùng với tốc độ chậm khiến khí cầu dễ gặp nguy hiểm trước sức gió và những điều kiện thời tiết khó lường khác.
Chris Daniels là người đứng đầu mảng truyền thông và hợp tác cho Hybrid Air Vehicles, một công ty tại Anh chuyên về phát triển công nghệ nhẹ hơn không khí với chiếc khinh khí cầu tiên phong của công ty mang tên Airlander. Hybrid Air Vehicles gần đây đã triển khai một chiến dịch gây quỹ nhằm vận động khoảng 175.000 USD. Họ đã đạt được mục tiêu đó chỉ trong 10 giờ.
Hybrid Air Vechiles vừa được nhận giải thưởng trị giá 3 triệu USD từ chương trình đổi mới và nghiên cứu của châu Âu, Horizon 2020.
Liệu sản phẩm khí cầu Hybrid có trở thành sản phẩm mang tính đột phá của tương lai?
Daniel chia sẻ rằng nền công nghiệp hàng không có thể trở thành thị trường 50 tỉ USD trong vòng 20 năm tới. Sẽ có rất nhiều cơ hội cho các hãng cùng cạnh tranh khi nền công nghiệp này đang phát triển theo cái cách tương tự mà máy bay trực thăng đã phát triển sau thế chiến thứ II.
"Có lẽ chỉ sau vài năm nữa, những chiếc khí cầu này sẽ được coi là điều bình thường, mặc dù số khinh khí cầu hybrid vào thời điểm 5 năm sau cũng sẽ chỉ tương tự như lượng khí cầu blimp ngày nay", ông chia sẻ. "Nhưng sau đó, chúng tôi nghĩ ngành công nghiệp khí cầu sẽ phát triển nhanh. Chúng tôi là người dẫn đầu thị trường và sẽ tiếp tục củng cố vị trí này".
Daniel cho rằng hợp đồng giữa Lockheed Martin và Straightline Aviation mới dừng ở mức thỏa thuận, chưa mang tính ràng buộc pháp lý. Chắc chắn, Lockheed Martin chưa thể giao sản phẩm trước năm 2018.
Bên cạnh việc sử dụng cho dịch vụ du lịch, lữ hành cao cấp, các hoạt động tìm kiếm và cứu trợ hay nhưng hoạt động giám sát thì những chiếc khí cầu này hoàn toàn có thể được dùng trong các hoạt động nghiên cứu dài hạn về biến đổi khí hậu.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.