Ngành hàng hải vượt qua giai đoạn khó khăn

Thị trường 21/03/2016 05:59

Các nhà công nghiệp vẫn tin vào một sự hồi sinh của ngành sau khủng hoảng.

 

Vuot-qua-giai-doan-kho-khan-1

Gia tăng hoạt động của tàu chở dầu thô 

 Sự hồi sinh có thể đến từ các kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc như phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực và gia tăng hoạt động cho tàu chở dầu thô. Nhu cầu đóng mới tàu dường như cũng đang thấp dần vì lý do chiến lược cho vay và đầu tư của ngân hàng ngày càng hạn chế hơn.

Mặc dù vậy, các thách thức chờ đón ngành công nghiệp hàng hải đóng tàu vẫn còn rất nhiều. Đặc biệt, lợi nhuận trong vận chuyển hàng hóa tiếp tục chịu áp lực, thị trường vận chuyển hàng khô rời gặp nhiều khó khăn. Trong tương lai, các cơ hội dành cho ngành vận tải hàng hải phụ thuộc phần lớn vào sự tái cơ cấu đang diễn ra trong nền kinh tế Trung Quốc.

“Nhu cầu của thị trường lúc này đang xuống thấp. Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất đối với vận chuyển hàng khô rời, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường”, theo nhận xét của ông Peter Sands, Giám đốc phân tích tại Bimco, Đan Mạch.

Mức ảnh hưởng của giá dầu

Giá dầu đã giảm hơn 70% kể từ tháng bảy năm 2014, vào khoảng 30 USD một thùng. Giá dầu sụt giảm mạnh là con dao hai lưỡi đối với các hãng tàu. Sau nhiều năm thua lỗ, các chủ tàu chở dầu thô đã thu được lợi nhuận nhờ sử dụng tàu làm kho chứa dầu. Bên cạnh đó, tàu chở hàng và tàu chở hóa chất cũng có rất nhiều triển vọng phát triển dựa trên các ngành nghề tương ứng.

Trong khi đó, giá của nhiên liệu sản xuất từ dầu thô trở nên rẻ hơn và giảm chi phí vận hành tàu. Tuy nhiên, lợi nhuận có được từ việc giảm chi phí nhiên liệu được chuyển sang cho khách hàng (giảm chi phí dịch vụ), nên các chủ tàu cũng không được hưởng lợi nhiều.

Nhất đới, nhất lộ

Chính sách “Nhất đới, nhất lộ” của Trung Quốc là một cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 10 nghìn tỷ USD trải dài từ châu Á đến châu Âu. Một mạng lưới quy hoạch đang được phát triển gồm đường bộ, đường sắt, ống dẫn dầu và khí đốt, cũng như các dự án cơ sở hạ tầng khác kéo dài từ Tây An, Trung Quốc, đi ngang qua khu vực Trung Á, đến Moscow, Rotterdam và Venice.

Vài nét về chính sách “Nhất đới, nhất lộ” của Trung Quốc: cụm từ chỉ Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21, kết nối thị trường Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung đến thị trường châu Âu.

Ý kiến của bạn

Bình luận