Cầu Cổ Chiên |
Việt Nam cần rất nhiều nguồn lực để làm BOT giao thông. Chủ trương của Chính phủ là xã hội hóa huy động nguồn lực xã hội, tuy nhiên ở Việt Nam nhìn chung các doanh nghiệp có tiềm lực yếu nên hầu như đều trông chờ vào các tổ chức tín dụng, vốn vay nước ngoài (ODA), nguồn ngân sách, trái phiếu Chính phủ…
Lấy ví dụ ở dự án cầu Cổ Chiên được đầu tư bằng hình thức hợp tác công - tư, thi công vượt tiến độ, đảm bảo tính mỹ thuật, kỹ thuật, tính ra tổng giá trị thu cho Nhà nước và địa phương là rất lớn. Chi phí vận chuyển giảm đáng kể cho các phương tiện khi di chuyển từ miền Tây không phải qua QL1A, xe máy được miễn phí, phí ô tô tính ra rẻ hơn đi phà và không còn phải chờ đợi hàng giờ qua sông. Bên cạnh đó, tỉnh Trà Vinh, Bến Tre sẽ thu hút được sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà đầu tư khi cầu Cầu Cổ Chiên được hoàn thành.
Thông qua các quy định, thông tư, Luật Đấu thầu..., công tác mời gọi đầu tư được đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đầu tiên, nhà đầu tư tạm tính để thi công, khảo sát, hiệu chỉnh, trượt giá, dự phòng và tự làm kiểm toán nội bộ, tạm tính mức đầu tư. Cuối cùng, Nhà nước quyết toán sản phẩm đảm bảo kỹ thuật, phù hợp các quy định pháp luật và chốt con số cuối cùng của giá trị đầu tư. Nếu con số nhỏ hơn hay thấp hơn tạm tính là điều hết sức bình thường, cách tính toán như vậy rất khoa học và minh bạch.
Doanh nghiệp làm BOT như chúng tôi chủ yếu tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn CB, CNV. Thời gian tới nếu có dự án BOT nào hiệu quả chúng tôi vẫn rất muốn tham gia trên cơ sở đánh giá dự án có hiệu quả đầu tư. Mong muốn của nhà đầu tư chúng tôi là Nhà nước sớm tinh giản thủ tục đầu tư, gom về một mối để doanh nghiệp không phải gõ cửa quá nhiều nơi vì thủ tục, cam kết đồng hành thực cùng doanh nghiệp. Mặt khác, cần có một cơ quan đủ thẩm quyền để đánh giá, tư vấn giúp cho doanh nghiệp về tính khả thi, hiệu quả, lợi nhuận khi đầu tư, không để doanh nghiệp tự loay hoay, “cô độc” một mình.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.