Người vẽ nên chiếc Rolls-Royce đẹp nhất thế giới là một chuyên gia vải sợi

Đánh giá 13/06/2016 16:16

Khi Rolls-Royce ra mắt chiếc Senerity Phantom tại Geneva Motor Show 2015, nó được ca tụng là chiếc Rolls-Royce đẹp nhất thế giới và xứng đáng là xe của hoàng gia.

160601102032-rolls-royce-bespoke-serenity-phantom-
 

Xe được phủ lớp sơn ngọc trai rất lạ và có các chi tiết bằng tre đánh bóng và gỗ anh đào hun khói. Nhưng điều làm nên sự đặc biệt của Senerity là nội thất.

Toàn bộ nội thất xe từ ghế ngồi tới trần được bọc bằng lụa màu xanh pastel hiếm gặp. Loại lụa này xuất xứ từ Tô Châu, thành phố Trung Hoa nổi tiếng với vải vóc lụa là và được dệt tại một trong những xưởng vải lâu đời nhất ở Anh. Các họa tiết hoa lá được thêu và vẽ tay hoàn toàn.

Những tấm lụa đó phù hợp với phòng khách của một cung điện hoặc một bộ váy may đo vô giá. “Với loại vải này và vẻ đẹp của nó, bạn phải ngừng tất cả để chiêm ngưỡng,” Cherica Haye, chuyên gia về màu sắc và dệt nhận xét. Người phụ nữ 31 tuổi này chính là người thiết kế nên họa tiết hoa lá và cũng là người tự tay vẽ chúng.

160523103443-09-rolls-royce-bespoke-exlarge-169

Đây là tác giả của phần nội thất bọc lụa thêu và vẽ thủ công này 

Haye là thành viên của Rolls-Royce Bespoke, studio gồm các nghệ sĩ và thợ thủ công chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu xe tùy biến tham vọng nhất, đắt nhất của hãng. Trước đó, cô theo học thời trang tại Central Saint Martins, học viện danh tiếng tại London, nơi đã đào tạo ra Alexander McQueen và John Galliano, những tên tuổi nổi tiếng thế giới.

Từ may đo tới ô tô

Khi học về dệt tại Central Saint Martins, cô gái người London này đã vạch sẵn con đường sự nghiệp của mình. Cô sẽ là một bậc thầy về sáng tạo trong ngành vải sợi và tới Paris làm việc.

“Tôi muốn trở thành trưởng bộ phận thiết kế và phát triển chất liệu tại Dior,” cô cười lớn trong lúc ngồi tại tổng dành dinh của Rolls-Royce, miền Nam nước Anh. “Tôi còn chẳng biết là có bộ phận ấy hay không, nhưng đó là điều tôi từng muốn làm.”

Chỉ khi bắt đầu học master ngành vải sợi tại Royal College of Art và nhận ra sự cạnh tranh khốc liệt trong giới thời trang, Haye mới quyết định chuyển sang ngành thiết kế ô tô. Thay vì đi thực tập, cô thiết kế các mẫu concept vải cho Jaguar, Kia và Audi trong các bài tập của mình.

Tài năng của Haye lọt vào mắt giám đốc thiết kế Giles Taylor của Rolls-Royce. Gần một năm sau khi cô tốt nghiệp, Haye về làm tại đội thiết kế và họ bắt tay vào dự án đẹp nhất của mình.

Những kẻ ngoại đạo

nguoi-ve-nen-chiec-rollsroyce-dep-nhat-the-gioi-la
 

Haye mau chóng nhận ra mình không phải người duy nhất không học về thiết kế xe hơi. Một đồng nghiệp cùng làm nội thất xe với cô học ngành vẽ minh họa. Những người khác vốn là thợ xăm, thợ khắc dấu, người làm yên ngựa hoặc thợ may.

Chính sự kết hợp giữa những người từ nhiều ngành nghề khác nhau lại là đặc điểm chung của các dự án tại Rolls-Royce Bespoke. Điều gắn kết họ với nhau là việc tất cả cùng làm công tác thiết kế. “Bạn chỉ cần có mắt thẩm mỹ. Không phải sở thích của ai cũng giống nhau nhưng đó là điều cần chấp nhận.”

Công việc trong mơ

Cuối cùng, hóa ra nền tảng kiến thức trong ngành dệt may lại giúp Haye làm tốt công việc của mình hơn những gì người ta tưởng. Giống như trong ngành thời trang cao cấp, ngành thiết kế xe hơi bespoke đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng và kỹ năng giải quyết vấn đề. Tương tự như tại một nhà may, khách hàng trong ngành xe hơi cũng có đủ loại yêu cầu và tiền không phải là vấn đề.

Quan trọng nhất, cả hai lĩnh vực đều cho phép Haye phát triển các mẫu vải độc đáo, điều vẫn là khát vọng thực sự của cô. “Trong sâu thẳm, tôi là một nhà thiết kế vải chuyên về màu sắc, về sáng tạo vật liệu. Không chỉ là cảm giác bên ngoài mà đi thật sâu về bản chất của vải sợi.”

Ý kiến của bạn

Bình luận