Nhật Bản, Ấn Độ đầu tư cảng đối đầu 'Vành đai và con đường'

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Thị trường 22/05/2019 06:48

Các chuyên gia cho rằng dự án cảng ở Colombo nhằm đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

colombo_dapd

Cảng Colombo dự kiến sẽ còn tấp nập hơn trong thời gian tới

 Tờ Nikkei Asian Review ngày 21.5 đưa tin chính phủ các nước Ấn Độ, Nhật và Sri Lanka vừa đồng ý cùng phát triển cảng Colombo, trong bối cảnh Ấn Độ Dương ngày càng quan trọng đối với thương mại toàn cầu.

Dự án nhằm tăng cường lưu lượng cảng container cũng như vận tải đường biển tại khu vực Nam Á. Dự kiến 3 bên sẽ ký bản ghi nhớ trong năm nay và triển khai dự án trước tháng 3.2020.

Cảng Colombo là cảng lớn nhất của Sri Lanka, vận chuyển khoảng 90% hàng hóa bằng đường biển của nước này và kết nối với châu Âu, Trung Đông, châu Á và châu Phi.

Cảng vận chuyển đến 6,21 triệu container trong năm 2017 và trở thành cảng tấp nập nhất khu vực tây nam châu Á. Dự báo kinh tế khu vực này tiếp tục tăng trưởng mạnh và cảng sẽ sớm hoạt động hết công suất.

Dự án của 3 nước sẽ giúp phát triển cảng container nằm ở phía nam cảng, bao gồm việc nạo vét và xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp nhận các tàu container cỡ lớn. Quy mô cũng như chi tiết về dự án sẽ được thỏa thuận tại cuộc gặp cấp cao sắp tới.

Thông tin được đưa ra giữa lúc các dự án trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang gia tăng tại khu vực. Trong khi đó, Nhật đang muốn đóng vai trò quan trọng trong khu vực nhằm thúc đẩy chiến lược Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương tự do và rộng mở.

TIN LIÊN QUAN

  • Mỹ khẳng định không đẩy đối tác vào bẫy nợ
  • Trung Quốc in tiền cho nước khác để tạo ảnh hưởng
  • 'Con đường tơ lụa mới' của Trung Quốc bị phản đối gay gắt ở Sri Lanka

Trước đó, chính phủ nhiều nước phương Tây chỉ trích Sri Lanka về việc cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota ở phía nam trong thời hạn 99 năm, sau khi bị rơi vào bẫy nợ.

Một nguồn tin từ chính phủ Nhật cũng bày tỏ quan ngại rằng nếu dự án mở rộng cảng Colombo mất quá nhiều thời gian, hàng hóa có thể sẽ phải chuyển qua cảng Hambantota.

Ý kiến của bạn

Bình luận