Những sai lầm khi sử dụng xe máy trong trời nắng nóng |
Phải đi xe máy ra đường trong thời tiết nắng nóng hơn 40 độ như thế này quả là "thảm họa" nhưng vẫn không ít người phải "vật lộn" ngoài đường lúc này. Có rất nhiều phương pháp hạ nhiệt, chống nắng nóng được nghĩ ra nhưng nó khá sai lầm cần phải tránh. Anh Minh Long kĩ thuật viên của trung tâm sữa chữa xe máy Tuấn Trường chỉ ra các cách hạ nhiệt cho xe máy sai lầm gây hại cho chiếc xe.
Máy nóng - Dội nước vào cục máy cho nhanh nguội
Đây là một "ý tưởng" rất sai lầm của nhiều người khi muốn hạ nhiệt cho chiếc xe thật nhanh. Khi bộ máy đang nóng, các vật liệu của cục máy đang dãn nở theo nhiệt độ cao thì lúc này các vật liệu cấu thành cũng như vỏ máy đang rất "nhạy cảm". Khi này, nếu như dội nước vào bộ máy với nước lạnh sẽ dẫn đến việc thay đổi nhiệt độ đột ngột trên bề mặt vật liệu của vỏ máy sẽ rất dễ dẫn đến việc nứt, vỡ vỏ máy gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận này. Việc này vừa không làm nhiệt độ bên trong cục máy giảm mà còn làm tăng khả năng hỏng hóc cho chiếc xe
Động cơ bị nứt do làm mát đột ngột |
Đi nhanh, kéo ga đột ngột
Việc đi nhanh hơn hoàn toàn có thể giúp chiếc xe bớt nóng nhưng việc này chỉ có tác dụng thực sự khi đi đều ga và giữ được trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đi nhanh nhưng lại tăng và giảm ga đột ngột thì thực tế chỉ có người lái mới có cảm giác bớt nóng nhưng chiếc xe lúc này đã đang phải hoạt động vất vả hơn dưới cái nắng 40 độ và thậm chí là đến 80 độ ở mặt đường nhựa. Vì thế hãy đi với tốc độ vừa phải, không quá gượng ép chiếc xe và duy trì tốc độ đó để xe hoạt động mượt mà êm ái hơn do đó chiếc xe sẽ bớt nóng, bớt hại xe hơn.
Khi tham gia giao thông với bộ "trang bị" chống nắng dày dặn cho bản thân mình nhưng lại vô tình bỏ quên chiếc xe nằm "tắm nắng" dưới cái nắng 40 độ. Việc này rất có hại cho chiếc xe bởi có thể gây nứt hỏng các chi tiết nhựa, gây nóng chảy các chi tiết cao su như tay nắm hay có thể làm nhạt màu, hỏng màu sơn của xe. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng xe khi ngồi lên xe sau khi phơi nắng. Sau khi phơi nắng, nhiệt độ của yên xe lên tới 80 độ C khi để ngoài trời nắng và có thể gây bỏng rát và ảnh hưởng đến "sinh lý" của người điều khiển, nhất là với nam giới. Khi bắt buộc phải đỗ xe ngoài trời nắng, các bạn nên tìm cách che chiếc xe của mình lại có thể dùng các tấm bìa, bạt hay áo mưa, khăn để giảm bớt nhiệt lượng mà chiếc xe phải "chịu đựng".
Phương pháp hạ nhiệt cho yên xe |
Ngại trời nóng, không thường xuyên thực hiện việc vệ sinh xe
Việc để chiếc xe bụi bẩn lâu ngày cũng làm giảm khả năng thoát nhiệt gây nóng bức cho cục máy và dần già cũng gây hại cho những bộ phận bên trong. Như vậy hãy thường xuyên "rửa xe" cho chiếc xe để nó luôn mới và hoạt động "mát mẻ" hơn.
Lốp xe bị phồng do quá nóng |
Trong những ngày với nhiệt độ không khí lên tới 40 độ như thế này thì ắt hẳn, nhiệt độ mặt đường nhựa có lẽ phải lên tới 90 độ C và thậm chí có khả năng "rán trứng". Chính vì thế, khi xe di chuyển trên đường thì lốp xe là bộ phận sẽ trực tiếp tiếp xúc với mặt đường nóng bức này và sẽ gây ra tình trạng giãn nở không khí phía trong lốp cũng như bản thân bộ lốp cao su. Cho rằng bơm căng lốp sẽ giúp giảm tiếp xúc với mặt đường, điều này đúng nhưng chưa đủ, khi lốp đã căng, lượng không khí bên trong lốp không còn khoảng trống để có thể tiếp tục nở ra theo nhiệt độ dễ dẫn đến nổ lốp, bục săm. Như thế, với thời tiết nắng nóng như hiện tại thì nên bơm lốp ở lượng vừa phải không quá căng và đồng thời không quá non để đảm bảo hoạt động của lốp khi lưu thông trên đường.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.