Bê tông là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong phế thải xây dựng (PTXD). Đây là nguồn vật liệu có giá trị, có thể tái chế sử dụng với phạm vi ứng dụng rộng. Các lợi ích về mặt kinh tế, môi trường và tính bền vững do tái sử dụng bê tông phế thải (BTPT) mang lại đã được chứng minh nhiều khía cạnh của đời sống, tại nhiều nơi trên thế giới. Tại các nước phát triển, với trình độ khoa học công nghệ phát triển, cùng nhận thức đầy đủ của chính quyền và các bên liên quan, tỷ lệ tái chế các nước đã lên tới trên 80%, hay cá biệt lên tới 100%. Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh mẽ làm nền tảng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do đó cần sử dụng một lượng lớn bê tông xi măng (BTXM), đồng thời quá trình cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng lại thải ra một lượng lớn BTPT có thể tận dụng được. Bài báo trình bày về tình hình nghiên cứu và sử dụng BTPT trên thế giới và tiềm năng ứng dụng của loại vật liệu này trong xây dựng mặt đường ở Việt Nam.
Diễn đàn khoa họcMàn đêm buông xuống tại ngôi làng Nabipur của Ấn Độ cũng là lúc các lò nung cao su đỏ lửa, với nguyên liệu là các loại lốp xe phế thải khiến không khí xung quanh đặc quánh khói bụi và đất đen.
Diễn đàn khoa họcSuzuki Motor Corp. và Toyota Tsusho Corp. vừa công bố kế hoạch thành lập một công ty liên doanh tại Ấn Độ để xử lý số lượng xe ô tô phế thải đang gia nhanh chóng
Đánh giáChất thải nông nghiệp từ cây chà là có thể tạo vật liệu tổng hợp với chi phí thấp, bền, kỳ vọng thay đổi nền công nghiệp sản xuất ô tô.
Diễn đàn khoa họcQuá trình sửa chữa cầu tàu hành khách và sân đỗ máy bay ở Nội Bài, nhà thầu đã làm rơi vãi bùn đất, gây uy hiếp an toàn bay.
Giao thông 24hDòng mương IF ở Thái Hà, Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội) vốn dĩ đã ô nhiễm từ lâu, nay lại bị đổ đầy phế thải vật liệu xây dựng ngăn dòng chảy khiến nhiều người dân trong khu vực bức xúc bởi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Xã hội