Bê tông phế thải và khả năng sử dụng trong xây dựng mặt đường ô tô ở Việt Nam

Diễn đàn khoa học 18/10/2021 14:37

Bê tông là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong phế thải xây dựng (PTXD). Đây là nguồn vật liệu có giá trị, có thể tái chế sử dụng với phạm vi ứng dụng rộng. Các lợi ích về mặt kinh tế, môi trường và tính bền vững do tái sử dụng bê tông phế thải (BTPT) mang lại đã được chứng minh nhiều khía cạnh của đời sống, tại nhiều nơi trên thế giới. Tại các nước phát triển, với trình độ khoa học công nghệ phát triển, cùng nhận thức đầy đủ của chính quyền và các bên liên quan, tỷ lệ tái chế các nước đã lên tới trên 80%, hay cá biệt lên tới 100%. Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh mẽ làm nền tảng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do đó cần sử dụng một lượng lớn bê tông xi măng (BTXM), đồng thời quá trình cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng lại thải ra một lượng lớn BTPT có thể tận dụng được. Bài báo trình bày về tình hình nghiên cứu và sử dụng BTPT trên thế giới và tiềm năng ứng dụng của loại vật liệu này trong xây dựng mặt đường ở Việt Nam.

 Tác giả: TS. NGUYỄN TRỌNG HIỆP; ThS. PHẠM QUANG THÔNG; GS. TS. BÙI XUÂN CẬY - Trường Đại học Giao thông vận tải

Image736279
RCA làm lớp móng thoát nước mặt đường BTXM

BTXM được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, trong đó có xây dựng giao thông. Mỗi năm, thế giới sử dụng hàng chục tỷ tấn bê tông. Thành phần cấu thành của BTXM về cơ bản bao gồm đá dăm/sỏi (cốt liệu thô), cát (cốt liệu mịn), xi măng (chất kết dính) và nước. Như vậy, lượng tiêu thụ các loại cốt liệu có nguồn gốc tự nhiên là rất lớn. Đây là nguyên nhân gây ra cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cảnh quan tự nhiên.

Hàng năm, nhiều công trình dân dụng xuống cấp, công trình giao thông hết thời hạn sử dụng hoặc cần nâng cấp cải tạo hay làm mới như: mặt đường BTXM, cầu, cống thoát nước... phải phá dỡ, thải loại ra một lượng lớn BTPT.

Cũng giống như PTXD nói chung, biện pháp xử lý đối với BTPT gồm có 2 hướng: (1) thu gom và vận chuyển đến các bãi chứa phế thải để chôn lấp; (2) phân loại, sàng lọc và tái chế để sử dụng trong các ứng dụng khác. Mặc dù không phải là các loại chất thải gây độc hại, hướng thứ nhất vẫn gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan tự nhiên, mỹ quan đô thị, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội và sự phát triển của các đô thị (thu hẹp quỹ đất phát triển, khó khăn trong quy hoạch không gian). Trong khi đó, hướng tiếp cận thứ hai sẽ cho thấy nhiều lợi ích về bền vững cả về kinh tế và môi trường. Tại các nước phát triển, tái sử dụng BTPT hiện đã được nghiên cứu và từng bước tích hợp vào các giai đoạn của các quá trình quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu và bền vững trong sử dụng nguyên vật liệu xây dựng.

Tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... hiện đang tồn đọng một lượng BTPT rất lớn tại các bãi chôn lấp PTXD. Đây là nguồn vật liệu cần nghiên cứu tái sử dụng. Bài báo trình bày tổng quan về tình hình sử dụng BTPT trên thế giới và tiềm năng áp dụng ở Việt Nam.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận