Địa bàn tỉnh Kon Tum vào mùa mưa rất hay xảy ra hiện trượng sạt trượt ta-luy dương và ta-luy âm, không những đối với các tuyến đường đã đưa vào khai thác mà còn với cả các tuyến xây dựng mới. Hàng năm, Nhà nước phải bố trí kinh phí để khắc phục, xử lý gây tốn kém cho ngân sách. Do vậy, việc đánh giá nguyên nhân, cơ chế gây sạt trượt để tìm giải pháp xử lý kịp thời là cần thiết, mang tính thực tiễn và tính ứng dụng cao, phù hợp với tính chất quản lý chuyên ngành. Bài báo tập trung nghiên cứu khảo sát điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn đoạn km106 - km106+500, QL24 qua vùng có nguy cơ sạt trượt. Sử dụng phần mềm SOLPE/W để tính toán ổn định, từ đó đề xuất giải pháp gia cường, đảm bảo ổn định ta-luy dương nền đường góp phần duy trì sự hoạt động ổn định, lâu dài của tuyến đường huyết mạch này.
Diễn đàn khoa họcDo ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 13/12 đến 19/12/2016, tuyến Quốc lộ 24, đoạn đi qua huyện Kon Plong (Kon Tum) bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, có điểm mặt đường nứt toác với chiều rộng 20 cm và chiều sâu hơn 1m; một số nơi đường bị gãy, sụt lún xuống 40 cm so với mặt đường cũ.
An toàn giao thôngNgày 10-12 trên quốc lộ 24 đoạn qua đường Trường Chinh, TP Kon Tum xảy ra TNGT làm ba người bị thương, nhiều hành khách khác bị một phen kinh sợ.