Đề xuất giải pháp đảm bảo ổn định ta-luy dương nền đường đào QL24 đoạn qua tỉnh Kon Tum

Diễn đàn khoa học 14/07/2021 08:38

Địa bàn tỉnh Kon Tum vào mùa mưa rất hay xảy ra hiện trượng sạt trượt ta-luy dương và ta-luy âm, không những đối với các tuyến đường đã đưa vào khai thác mà còn với cả các tuyến xây dựng mới. Hàng năm, Nhà nước phải bố trí kinh phí để khắc phục, xử lý gây tốn kém cho ngân sách. Do vậy, việc đánh giá nguyên nhân, cơ chế gây sạt trượt để tìm giải pháp xử lý kịp thời là cần thiết, mang tính thực tiễn và tính ứng dụng cao, phù hợp với tính chất quản lý chuyên ngành. Bài báo tập trung nghiên cứu khảo sát điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn đoạn km106 - km106+500, QL24 qua vùng có nguy cơ sạt trượt. Sử dụng phần mềm SOLPE/W để tính toán ổn định, từ đó đề xuất giải pháp gia cường, đảm bảo ổn định ta-luy dương nền đường góp phần duy trì sự hoạt động ổn định, lâu dài của tuyến đường huyết mạch này.

 

Image746063
QL24 đoạn qua tỉnh Kon Tum

QL24 dài 168,2 km là trục đường ngang của khu vực Tây Nguyên và Trung Trung bộ, nối tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum, kết nối các khu công nghiệp, cảng biển vùng duyên hải miền Trung với Tây Nguyên, thông thương với Campuchia và Lào qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, cửa khẩu Đăk Kôi. QL24 đoạn qua tỉnh Kon Tum dài 99,2 km, trong đó một số đoạn qua vùng có địa hình núi cao, vực sâu, đèo dốc quanh co, liên tục, nhiều đoạn có bán kính đường cong nằm nhỏ, khuất tầm nhìn, độ dốc dọc lớn, tuyến thường xuyên bị sạt lở ta-luy dương do ảnh hưởng của mưa bão gây ách tắc giao thông.

Địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung vào mùa mưa rất hay xảy ra hiện trượng sụt trượt ta-luy dương và ta-luy âm, không những đối với các tuyến đường đã đưa vào khai thác mà còn với cả các tuyến xây dựng mới. Do vậy, việc đánh giá nguyên nhân, cơ chế gây sạt trượt để tìm giải pháp xử lý kịp thời là cần thiết, mang tính thực tiễn và tính ứng dụng cao, phù hợp với tính chất quản lý chuyên ngành.

Nội dung bài báo tập trung nghiên cứu điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn đoạn km106 - km106+500, QL24 qua vùng có nguy cơ sạt trượt, từ đó đề xuất giải pháp xử lý, gia cường, đảm bảo ổn định ta-luy dương nền đường nhằm nâng cao chất lượng khai thác, góp phần đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

Đây là nội dung công trình nghiên cứu của Ths.Hồ Văn Phong (Sở GTVT tỉnh Kon Tum) và PGS.TS. Châu Trường Linh, Trường ĐH Nách khoa- Đại học Đà Nẵng 

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận