Quy định về tổ chức, hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa |
Theo đó, Thông tư này quy định vị trí và chức năng của CVĐTNĐ; phạm vi quản lý của CVĐTNĐ trực thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam; phạm vi quản lý của CVĐTNĐ trực thuộc Sở GTVT.
Các CVĐTNĐ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Quy định nơi neo đậu cho phương tiện thuỷ; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định, pháp luật của phương tiện thuỷ; cấp phép cho phương tiện thuỷ ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa; tiếp nhận và thông báo tình hình luồng, tuyến cho phương tiện thuỷ; tuyên truyền phổ biến thực hiện quy định của pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa; giám sát việc khai thác, sử dụng cảng, bến bảo đảm an toàn; tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hoá, phương tiện thuỷ bị nạn; huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực… xử lý ô nhiễm môi trường và các tình huống khẩn cấp; giám sát thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu; xử phạt vi phạm hành chính; thu phí, lệ phí theo quy định…
Ngoài ra, Thông tư 83 cũng quy định tổ chức của CVĐTNĐ, cụ thể về: hệ thống tổ chức; nguyên tắc hoạt động; cơ cấu tổ chức; các chức danh lãnh đạo, quản lý và Cảng vụ viên CVĐTNĐ; biên chế và chế độ đối với công chức, viên chức và lao động hơp đồng làm việc tại CVĐTNĐ; kinh phí hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016, bãi bỏ Thông tư số 34/2010/TT-BGTVT ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.