Le Jae-yong, vị chủ tịch tiếp theo của Samsung. |
Cổ phiếu Samsung Electronics đã đột ngột tăng sau khi quỹ đầu tư Elliott Management đột ngột kêu gọi chia tách công ty này làm đôi và trả lợi tích lớn hơn cho các nhà đầu tư.
Vào cuối tuần vừa qua, cổ phiếu của Samsung Electronics đã đạt ngưỡng cao kỷ lục sau khi quỹ đầu tư Elliott Management mở chiến dịch thứ hai yêu cầu tập đoàn mẹ phải cho phép chia tách công ty con số 1 của mình và trả khoản cổ tức 27 tỷ USD cho các cổ đông.
Các nhà đầu tư nước ngoài trước đó đã luôn lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng với các mức cổ tức đặc biệt thấp của Samsung, song Elliott đã trở thành cổ đông đầu tiên lên tiếng chính thức về vấn đề này. Hiện tại, Elliott đang nắm giữ lượng cổ phiếu có trị giá 1,2 tỷ USD tại Samsung Electronics.
Trong tuyên bố chính thức đưa ra vào ngày thứ năm vừa qua, Samsung khẳng định sẽ "cẩn thận xem xét lời đề nghị của các nhà đầu tư". Trong ngày thứ năm, cổ phiếu Samsung đã tăng tới 3,7% trong phiên giao dịch buổi sáng.
Năm ngoái, Elliot đã thất bại khi thực hiện chiến dịch ngăn cản thương vụ sáp nhập giữa 2 công ty khác của tập đoàn Samsung. Thương vụ này được coi là một bước đi nhằm củng cố quyền kiểm soát của gia đình chủ tịch Lee và không đem lại lợi ích nào cho các cổ đông.
Tuy vậy, trong đề nghị chia cắt Samsung Electronics, Elliott vẫn thừa nhận vai trò đi đầu của gia đình ông Lee.
Một phần tối quan trọng trong kế hoạch của Elliott là chia cắt Samsung Electronics thành một công ty kinh doanh và một công ty holding (chủ cổ phần), đồng thời sáp nhập công ty holding nói trên với Samsung C&T. Là một công ty con của tập đoàn Samsung chuyên trách về lĩnh vực xây dựng, Samsung C&T hiện đang là phương tiện đầu tư chính của "thái tử" nhà họ Lee, Lee Jae-yong và cũng chính là mục tiêu tấn công của Elliott trong chiến dịch năm ngoái. Hiện tại Lee Jae-yong đang là nhà điều hành trực tiếp của Samsung sau khi chủ tịch Lee Kun-hee phải nhập viện vì đau tim vào năm 2014.
Giới tài chính tại Seoul đã luôn kêu gọi các bước đi tương tự từ phía Samsung nhằm đơn giản hóa cấu trúc sở hữu chéo rất phức tạp của tập đoàn này. Tuy vậy, gia đình Lee chắc chắn vẫn sẽ nắm quyền kiểm soát tại Samsung, đặc biệt là khi sức khỏe của ông Lee Kun-hee đã trở nên cực kỳ tồi tệ. Theo Elliott, việc chia tách Samsung Electronics sẽ giúp tạo ra một bản thống kê tài chính minh bạch và rõ ràng hơn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.