Với mạch thủy lực của xe nâng hàng, chất lỏng công tác (hay chất lỏng làm việc – dầu thủy lực) được bơm thủy lực Н (Tiếng Nga là: насос) hút từ thùng chứa dầu, đi qua bộ lọc thủy lực Ф (Tiếng Nga: фильтр), đi qua máy bơm và thông qua các van phân phối Р1, Р2 và Р3 (Tiếng Nga: распределитель) đi vào hệ thống thủy lực của xe nâng.
Cơ cấu kẹp thủy lực
Cơ cấu kẹp thủy lực bao gồm các thiết bị thủy lực sau: Van phân phối dạng con trượt Р1 (золотниковая распределитель), khóa thủy lực ЗМ2 (гидрозамок), và 2 van an toàn КП2 và КП3 (предохранительный клапан). Đường ống dẫn thủy lực điều khiển khóa thủy lực ЗМ2 (hay còn gọi là van 1 chiều có điều khiển) được nối với van phân phối P1. Khi con trượt của van phân phối P1 ở vị trí trung hòa (vị trí công tác giữa) đường điều khiển của khóa thủy lực ЗМ2 thông với thùng chứa. Bố trí như vậy đảm bảo tránh khỏi khả năng chất lỏng công tác thoát từ phần trên của xilanh thủy lực Ц1(гидроцилиндр) ra đường ống xả, có nghĩa là tránh làm giảm lực kẹp tải trọng của kẹp thủy lực.
Khi van phân phối P1 ở vị trí làm việc bên trái, chất lỏng công tác từ máy bơm đổ vào khoang dưới của xilanh thủy lực Ц1. Đồng thời áp suất chất lỏng mở khóa thủy lực ЗМ2 cho phép chất lỏng chảy từ khoang trên của xilanh thủy lực Ц1 về thùng chứa. Và kẹp thủy lực được nhả ra. Khi van phân phối P1 ở vị trí công tác bên phải chất lỏng công tác từ khoang trên của xilanh thủy lực Ц1 đi qua khóa thủy lực ЗМ2, khi đó khóa thủy lực làm việc như 1 van 1 chiều. Và chất lỏng công tác từ khoang dưới của xilanh Ц1 đổ về thùng chứa. Kẹp thủy lực kẹp tải trọng.
Sơ đồ thủy lực xe nâng hàng
|
Các van an toàn КП2 và КП3 phòng ngừa hệ thống kẹp thủy lực khỏi sự quá tải trong mối quan hệ với lưu lượng chất lỏng đổ vào đường ống thủy lực này hoặc đường ống thủy lực khác.
Bộ phận nâng và hạ cơ cấu kẹp thủy lực
Bộ phận này bao gồm các thiết bị: hai xilanh tác động đơn giống nhau Ц2 và Ц3, hai xilanh này hoạt động thông qua bộ chia dòng ДП (делитель потока) và bộ tổng hợp dòng СП (сумматор потока) đảm bảo tải trọng nằm ngang khi nâng lên và hạ xuống. Hai xilanh được phân bố trong hai trụ nâng trái phải. Khóa thủy lực ЗМ1 có tác dụng loại bỏ khả năng tự hạ xuống của tải trọng (xilanh tự trượt). Van КП4 có tác dụng tạo áp suất trong đường ống dẫn nhằm phòng ngừa hệ thống thủy lực khỏi sự phá hủy trong trường hợp tải trọng được nâng lên vượt quá trọng lượng cho phép. Khi van phân phối P2 ở vị trí công tác bên trái, chất lỏng đi qua bộ chia dòng ДП vào xilanh Ц2 và Ц3 và tải trọng được nâng lên. Khi đó khóa thủy lực ЗМ1 làm việc như một van một chiều.
Khi van phân phối ở vị trí công tác bên phải: khóa thủy lực mở ra rót chất lỏng từ cácxilanh về thùng chứa. Bộ phận kẹp thủy lực dưới tác động của trọng lượng tải trọng tự hạ xuống (trường hợp khi bốc dỡ hàng hóa).
Bộ phận dịch chuyển ngang cơ cấu kẹp thủy lựcXilanh Ц4 có tác dụng dịch chuyển kẹp thủy lực theo phương ngang. Dưới sự điều khiển van phân phối ba vị trí công tác P3 ở các vị trí công tác khác nhau cho hiệu quả điều khiển sự dịch chuyển của xilanh Ц4.Tổ hợp van tiết lưu kết hợp van một chiều ДР có tác dụng điều khiển tốc độ dịch chuyển kẹp thủy lực theo phương ngang. Điều khiển vận tốc thực hiện khi điều tiết lưu lượng chất lỏng tại đầu ra hoặc đầu vào xilanh thủy lực Ц4. Van КП1 có công dụng phòng ngừa hệ thống thủy lực khỏi sự quá tải. Van một chiều KO1 cần thiết cho việc chất lỏng công tác tự do chảy vòng qua bộ lọc thủy lực Ф trong trường hợp bộ lọc bị tắc, hỏng hoặc quá hạn sử dụng cần thay thế
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.