Tác giả: ThS. NGUYỄN VĂN MẠNH
ThS. NGUYỄN QUỐC DŨNG
Trường Đại học Xây dựng
Sự cố sập tòa nhà 4 tầng tại số 792C đường Nguyễn Kiệm - TP. Hồ Chí Minh năm 2007 |
Do điều kiện địa chất thủy văn phức tạp hoặc nguyên nhân có thể là do nhà thầu tư vấn thiết kế, thi công kém năng lực, ít kinh nghiệm, thiếu thông tin tin cậy về số liệu khảo sát địa chất vẫn thường xuyên xảy ra các sự cố gây sụt lở thành hố đào trong quá trình thi công các công trình ngầm gây tổn thất lớn về người và tải sản (Hình 1.1a và Hình 1.1b) [6].
Trên thế giới cũng thường xuyên xảy ra các sự cố về mất ổn định thành hố đào trong khi thi công các công trình ngầm, có thể kể đến như: Sự cố sập trạm bơm nước thải tại Thái Lan (năm 2007), sự cố sập đường tàu điện ngầm tại Singapore (năm 2004)...
Tốc độ đô thị hóa nhanh tại các thành phố lớn ở Việt Nam và trên thế giới làm cho nhu cầu sử dụng không gian ngầm dưới mặt đất ngày càng trở nên cấp thiết. Hầu hết tại các công trình dân dụng, nhà cao tầng đều được thiết kế có từ 1 - 6 tầng hầm. Để hiện thực hóa việc sở hữu không gian ngầm phục vụ cho các mục đích kể trên, rất nhiều nhà khoa học, cán bộ, kỹ sư trong lĩnh vực địa kỹ thuật, nền móng đã nghiên cứu về giải pháp giữ ổn định thành hố đào trong quá trình thi công phần ngầm. Một số giải pháp gia cố thành hố đào thường được chuyên gia, đơn vị thiết kế tư vấn ứng dụng trong thực tiễn có thể kể đến như sử dụng cọc barret, cọc cừ Larsen, cừ bê tông, cọc xi măng đất...
Nhằm sử dụng có hiệu quả không gian ngầm, đảm bảo an toàn các công trình lân cận, việc nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp thiết kế, thi công, biện pháp ổn định thành hố đào các loại công trình này là hết sức cần thiết. Mục đích của bài báo là tính toán kiểm tra sự ổn định của thành hố đào, sự làm việc của kết cấu, ổn định của các công trình lân cận trong công tác thi công tầng hầm sử dụng giải pháp cọc khoan nhồi đường kính nhỏ làm tường chắn đất (gọi là cọc tường vây), trong điều kiện công nghệ chế tạo thiết bị, trình độ tổ chức thi công tại Việt Nam.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.