Sử dụng drone và vệ tinh theo dõi công trình đường sắt

Ứng dụng 26/03/2020 14:34

Trong hai thập kỷ vừa qua, dự án MOMIT do EU tài trợ đang chứng minh ứng dụng của các công nghệ viễn thám - bao gồm máy bay không người lái vào quá trình giám sát cơ sở hạ tầng đường sắt, gia tăng khả năng phản ứng của hệ thống đường sắt trước các nguy cơ thiên tai.

 

pxfuel.com-1
Các dữ liệu từ máy bay không người lai và vệ tinh sẽ giúp các nhà quản lý có khả năng phản ứng tốt hơn với các trường hợp khẩn cấp

Vào sáng ngày 20 tháng 11 năm 2018, một đoàn tàu sáu khoang bị trật đường ray giữa thị trấn của Terrassa và Manresa, phía bắc của Barcelona (Tây Ban Nha). Vụ tai nạn đã khiến một người thiệt mạng và 44 người bị thương. Sự kém ổn định của địa chất gây ra là nguyên nhân chính khiến cho đoàn tàu bị trật bánh.

Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự an toàn của đường sắt đã khiến các nhà nghiên cứu tìm kiếm tiềm năng trong việc sử dụng các công nghệ viễn thám để giám sát cơ sở đường sắt - gọi tắt là MOMIT (multi-scale observation and monitoring of railway infrastructure threats). Dự án đặt trọng tâm vào các thiết bị không người lái và các vệ tinh đóng vai trò vào duy trì sự an toàn và hiệu quả của cơ sở hạ tầng trong suốt vòng đời khai thác.

Được tài trợ bởi Công ty Shift2Rail dưới hình thức đối tác công - tư và trương trình nghiên cứu và đổi mới của EU Horizon 2020 - dự án MOMIT trông chờ vào sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các phương tiện điều khiển không người lái (RPAS) mang lại khả năng phân tích thông tin chưa từng có trong ngành đường sắt.

MOMIT được ra mắt vào tháng 9 năm 2017 và kết thúc vào tháng 10 năm 2019, nhận được sự tài trợ lên tới 60 triệu Euro và được lãnh đạo bởi tập đoàn cung cấp thông tin địa lý vệ tinh E-GEOS SPA của Ý. Dự án còn nhận được sự hỗ trợ bởi các đối tác NEAT SRL, nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật CNTT đường sắt của Ý; Terabee, nhà cung cấp dịch vụ bay không người lái của Pháp; CTTC, trung tâm R & D ở Catalonia; Đại học Alicante; và Rete Ferroviaria Italiana (RTI), đơn vị quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt của Ý.

Dữ liệu vệ tinh quang học và radar cũng có thể được sử dụng để giám sát các hoạt động thủy địa chất tại khu vực có đường rau. Theo MOMIT, việc áp dụng công nghệ viễn thám có thể được áp dụng thành công nhiều trường hợp thực tế. Dữ liệu thu được và phân tích từ sóng điện từ có sẽ mang tới khả năng giám sát tốt hơn chuyển động địa tầng tại các khu vực lắp đặt thiết bị đường sắt.

Tại nhiều vùng trên thế giới, hệ thống giám sát của MOMIT có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc theo dõi tác động của thảm thực vật đến đường ray, nhanh chóng phát hiện các hoạt động phi pháp tại khu vực đường sắt...

Công nghệ viễn thám hiện cũng đang được các chuyên gia ủng hộ về mặt hiệu quả kinh tế. Theo thống kê, một phần ba chi phí vận hành đường sắt đến từ cơ sở hạ tầng - vốn sử dụng nhiều nhân lực. Tự động hóa bảo trì và dự đoán rủi ro sẽ giúp đường sắt giảm thiểu chi phí nhân lực, cải thiện đáng kể thời gian phản ứng do tính chất cồng kềnh của các quy trình giám sát thủ công.

"Nếu máy bay không người lái và vệ tinh được sử dụng trong giao thông đường sắt, số vụ tai nạn sẽ được giảm xuống đáng kể" đại diện của MOMIT cho biết.

Ý kiến của bạn

Bình luận