Bài báo trình bày nghiên cứu thực nghiệm đánh giá sự ảnh hưởng của silica fume (SF) đến sức kháng va đập của vật liệu xi măng Poóc-lăng thông thường (OPC) được thay thế bởi các tỷ lệ SF khác nhau từ 0 đến 20%. Tỷ lệ 20% được xem là tối ưu với mức tăng sức kháng va đập là 77%. Kết quả khác từ bài báo cho thấy mối quan hệ giữa sức kháng va đập và cường độ chịu nén của vật liệu xi măng thay thế một phần bởi silica fume ở 28 ngày tuổi. Từ đó, có thể phân tích cũng như dự đoán sức kháng va đập của vật liệu này theo cường độ chịu nén của nó mà không phụ thuộc vào tỷ lệ SF thay thế. Ngoài ra, dữ liệu thống kê sức kháng va đập thu được từ thử nghiệm va đập con lắc Charpy được chứng minh phù hợp với phân bố xác suất Weibull hai tham số, cho thấy độ tin cậy cao của kết quả thu được từ thử nghiệm này.
Diễn đàn khoa họcMô hình hồi quy quy trình Gaussian (GPR) để dự đoán sức kháng chọc thủng của sàn phẳng bê tông cốt thép (BTCT) được đề xuất trong nghiên cứu này. Cơ sở dữ liệu gồm 207 kết quả thí nghiệm thu thập từ các tài liệu hiện có được sử dụng cho quá trình đào tạo và kiểm chứng mô hình GPR được đề xuất, với 5 thông số đầu vào (chiều dày có hiệu của sàn, cường độ nén của bê tông, cường độ chảy của thép, hàm lượng thép và kích thước cột tiết diện hình vuông). Thông số đầu ra của bài toán dự đoán là sức kháng chọc thủng của sàn. Ba chỉ số thống kê, cụ thể là hệ số xác định (R2), căn của sai số toàn phương trung bình (RMSE) và sai số tuyệt đối trung bình (MAE) được sử dụng để đánh giá hiệu suất của mô hình GPR thực hiện với 30 bước lặp. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, GPR cung cấp một phương pháp thay thế phù hợp để dự đoán sức kháng chọc thủng của sàn khi so sánh với kết quả thực nghiệm (RMSE = 100,875, MAE = 51,859, R2 = 0,965). Để phân tích độ nhạy và mức độ ảnh hưởng của các thông số đầu
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu xác định công thức tính toán sức chịu tải cọc ống thép sử dụng trong công trình cầu ở Việt Nam.
ThS. NCS. Nguyễn Lan Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà nẵng PGS. TS. Nguyễn Viết Trung Đại học Giao thông vận tải TS. Đỗ Hữu Thắng Viện Khoa học Công nghệ GTVT Người phản biện: PGS. TS. Bùi Đức Chính TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Khoa học - Công nghệ