Tại sao Nga luôn đứng trong top đầu thế giới về chi tiêu quân sự?

Tác giả: Cafebiz

saosaosaosaosao
Bạn đọc 30/04/2017 18:33

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga dẫn đầu danh sách các quốc gia có mức chi tiêu quân sự lớn nhất.

 

1585897_lsql

Giàn xe tăng T-80 của Nga Ảnh Sputnik/Vadim Zherno

Trong khi đó, ghi nhận sự cắt giảm đáng kể về khoản chi tiêu này ở nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế SIPRI ở Stockholm.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm được thành lập năm 1966 và đến giờ là một trong những trung tâm phân tích danh tiếng chuyên tiến hành nghiên cứu về các cuộc xung đột cũng như thực trạng kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị.

SIPRI lưu ý rằng bảng xếp hạng đưa theo số chi tiêu mà chính phủ phân bổ cho các lực lượng và hoạt động quân sự.

Theo dữ liệu của SIPRI, chi tiêu quân sự tại Hoa Kỳ, vốn không phải là lần thứ nhất đứng đầu danh sách, bây giờ lần đầu tiên đã tăng thêm trong vòng năm năm qua. Trong năm 2016, Washington chiếm tỷ lệ 36% chi phí của thế giới.

Vị trí thứ hai thuộc về Trung Quốc với 13%.

Chiếm vị trí thứ ba là Nga với 4,1%, đẩy Saudi Arabia xuống hàng thứ tư với mức 3,8% chi phí của thế giới.

Báo cáo của SIPRI ghi nhận chi tiêu quân sự của Nga kể từ năm 2007 đến nay tăng 87%, trong đó mức chi năm 2016 tương đương 5,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đây là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử nước Nga đương đại.

Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của Mỹ năm ngoái giảm 20% so với năm 2010, liên quan tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nước cũng như quá trình Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và Iraq.

Nguyên nhân của việc chi tiêu quân sự thế giới tăng trở lại là khá dễ hiểu. Sau đây là ý kiến của chuyên gia quân sự độc lập Vadim Lukashevich: "Sự căng thẳng đang tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới. Nguyên nhân là tăng cường cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, gia tăng sự cạnh tranh toàn cầu và những mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế ngày càng tăng do các vấn đề chưa được giải quyết".

Vẫn theo ông Lukashevich, trên thế giới thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột: dập tắt một cuộc xung đột và ngay lập tức bùng nổ cuộc xung đột khác, ngoài ra còn có những cuộc xung đột tiềm ẩn….

Thế giới bất ổn đẩy chi tiêu quân sự tăng lên, mà điều đó phục vụ lợi ích của các cầu thủ chính trên thị trường vũ khí.

Rõ ràng là thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh lạnh mới, và mỗi quốc gia muốn tăng cường tiềm lực quốc phòng tùy theo quan điểm về mối nguy cơ đang đe dọa nước mình.

Cần phải lưu ý rằng, các chi phí quốc phòng bao gồm không chỉ việc mua các loại vũ khí, công tác hậu cần quân đội, mà còn xây dựng quân đội, thực hiện các cuộc nghiên cứu, tiền lương trả cho nhân viên dân sự làm việc cho lực lượng vũ trang, các chi phí hành chính, vv.

Rất may là cuộc chạy đua vũ trang chưa lên vũ trụ! Yếu tố hạn chế sự gia tăng chi tiêu quân sự toàn cầu có thể là… chiến tranh.

"Tất nhiên, đây là kịch bản ngày tận thế, nhưng, tôi hy vọng rằng, lý trí lành mạnh sẽ chiến thắng được tham vọng quân sự", chuyên gia Lukashevich kết luận.

Ý kiến của bạn

Bình luận