Mô phỏng bung túi khí Takata trên ôtô. Ảnh: Autoevolution |
Chiến dịch triệu hồi mới nhất ảnh hưởng tới 6 hãng xe. Subaru phải triệu hồi hơn 800.000 chiếc, gồm các dòng Forester, Outback và Legacy sản xuất từ 2010 đến 2014. Mercedes và Daimler triệu hồi lần lượt 288.779 xe và 159.689 xe. Volkswagen công bố triệu hồi hơn 119.000 xe, trong khi BMW cũng phải triệu hồi hơn 266.000 xe.
Sau 6 năm kể từ chiến dịch triệu hồi đầu tiên, túi khí do Takata sản xuất tiếp tục để lại ảnh hưởng cho các hãng xe. Cuộc triệu hồi gần nhất được phát đi cho biết có thêm 1,7 triệu xe cần phải thay thế cụm túi khí do Takata sản xuất. Trước đó, các hãng xe Toyota, Honda, Ford và Fiat Chrysler đã thực hiện những chiến dịch triệu hồi bởi lỗi bộ phận liên quan trong năm 2019, với số lượng hơn 5 triệu xe toàn cầu.
Không chỉ các thương hiệu ôtô truyền thống, hãng xe điện Tesla cũng lên kế hoạch thay thế túi khí do Takata sản xuất với gần 69.000 chiếc Model S sản xuất từ 2014 đến 2016. Trong khi đó, hãng siêu xe Ferrari cần thay thế túi khí với hơn 11.000 xe, sản xuất từ 2014 đến 2018.
Hết năm 2018, các hãng xe trên thế giới đã công bố chiến dịch triệu hồi với ít nhất 50,6 triệu túi khí gắn trên các dòng xe. Trong khi đó, theo Cơ quan an toàn đường cao tốc Mỹ, còn khoảng 23 triệu túi khí chưa được kiểm tra triệu hồi, tương đương với số lượng hàng triệu ôtô.
Hãng túi khí Takata tuyên bố phá sản vào tháng 6/2017. Công ty Nhật Bản không đủ khả năng chi trả cho khách hàng, các hãng xe và các khoản phạt. Từ đó, phải bán toàn bộ công ty với giá 1,6 tỷ USD. Quá trình thanh lý hãng túi khí Takata hoàn tất vào tháng 4/2018, đổi tên thành Joyson Safety Systems.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.