Thiên tai khiến thế giới thiệt hại 300 tỷ USD/năm

Diễn đàn khoa học 03/12/2015 11:14

Lũ lụt, bão, những đợt nóng và hạn hán đã ‘tiêu tốn’ của nền kinh tế toàn cầu khoảng 250 - 300 tỷ USD mỗi năm,

3560610_thien-tai_tinhte
Một gia đình lội qua khu dân cư ngập úng do nước dâng từ sông Kinugawa, gây ra bởi cơn bão Etau, ở Joso, quận Ibaraki, Nhật Bản hôm 10 tháng 9 năm 2015. ​

Trong báo cáo về những phí tổn của con người cho thảm họa thời tiết, vừa được công bố bởi Liên Hiệp Quốc hôm 23 tháng 11, có đến 90% thảm họa lớn xảy ra trên toàn thế giới gây ra bởi các sự kiện có liên quan đến thời tiết. Bản báo cáo này được thực hiện và đưa ra nhằm mục đích làm nổi bật các tác động của biến đổi khí hậu đến toàn cầu, kể từ khi Hội nghị về biến đổi khí hậu (COP) lần đầu tiên tổ chức vào năm 1995.

Theo các nhà nghiên cứu, 606.000 người đã thiệt mạng do các thảm họa có liên quan đến thời tiết trong hơn 20 năm qua; 4,1 tỷ người bị thương, mất nhà ở hoặc đang cần sự hỗ trợ. "Thời tiết và khí hậu là những yếu tố chính dẫn đến các rủi ro thiên tai và báo cáo này cho thấy thế giới đang phải trả cái giá đắt cho chi phí cuộc sống", Margareta Wahlstrom - người đứng đầu Văn phòng Liên hợp quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNISDR) nói. "Thiệt hại kinh tế là một thách thức lớn đối với nhiều nước đang phát triển, ít nhất là việc đối phó với biến đổi khí hậu và đói nghèo.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy 5 quốc gia hàng đầu thường xuyên phải đối mặt với các thiên tai là Mỹ (số lượng: 472), Trung Quốc (441), Ấn Độ (288), Philippines (274) và Indonesia (163). Châu Á được cho là khu vực chịu tác động lớn nhất của thảm họa thời tiết, với 332.000 ca tử vong và 3,7 tỷ người bị ảnh hưởng. Tổng số các sự kiện thời tiết khắc nghiệt cũng được ghi nhận có gia tăng, ở mức 14% so với năm 1995. Lũ lụt là mối đe dọa thường xuyên nhất, kể từ năm 1995 đến năm 2005, chiếm 47% các thảm họa liên quan thời tiết. Trong khi đó, những cơn bão là mối đe dọa nguy hiểm nhất, đã cướp đi sinh mạng của 242.000 người cũng trong khoảng thời gian này.

Nghiên cứu này được công bố trước thềm hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc, dự kiến bắt đầu diễn ra ở Paris vào hôm nay (30/11). Đại diện hơn 190 quốc gia sẽ có mặt và họ có 1 tuần để thảo luận về việc làm thế nào để giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu. Năm nay, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ nhắm đến một thỏa thuận ràng buộc pháp lý về biến đổi khí hậu. "Về lâu dài, một thỏa thuận tại COP21 về việc cắt giảm khí thải nhà kính sẽ là một đóng góp đáng kể cho mục tiêu giảm thiểu thiệt hại và mất mát do thiên tai, một phần được thúc đẩy bởi sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng lên", Wahlstrom cho biết.

Tuy nhiên, Wahlstrom cũng lưu ý rằng trong ngắn hạn, cần phải đảm bảo rằng tất cả người dân sống các ở khu vực, với địa hình thường xuyên xảy ra bão, lũ,...phải nhận được những cảnh báo sớm nhất về tình hình thiên tai đang diễn ra, nhằm giảm thiệt hại không đáng có.

Ý kiến của bạn

Bình luận