Thông tư 20 và hệ lụy của việc “trao quyền” cho hãng xe nước ngoài?

Ý kiến phản biện 12/08/2016 14:42

Chỉ có một vài nhà nhập khẩu ở Việt Nam nhận được giấy chứng nhận ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài để phân phối xe ô tô tại Việt Nam

o-to-nhap-khau-nguyen-chiec_kzpa_creh

Ảnh minh họa.

Chỉ có một vài nhà nhập khẩu ở Việt Nam nhận được giấy chứng nhận ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài để phân phối xe ô tô tại Việt Nam đang khiến các hãng có điều kiện để ép giá, số lượng, đồng thời dẫn đến sự lựa chọn của người tiêu dùng cũng bị hạn chế. 

Thông tư số 20/2011/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 12/5/2011 về việc cấm các các công ty không có giấy ủy quyền chính hãng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã hết hiệu lực vào ngày 1/7/2016 vừa qua. Hiện tại, việc duy trì hay bãi bỏ thông tư này đang là câu chuyện gây tranh cãi.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), "Thông thường một nhà sản xuất đối với các thị trường khác nhau trên thế giới sẽ có những nhà nhập khẩu và chính sách riêng, do đó giá bán tại các quốc gia này với cùng một sản phẩm là khác nhau".

"Tuy nhiên, các nhà sản xuất sẽ tùy thuộc theo đặc điểm của các quốc gia khác nhau và giá bán từ các thị trường để thu lợi. Vì vậy, không một nhà sản xuất nào muốn những sản phẩm đã cung cấp ở thị trường rẻ bán sang thị trường có giá cao hơn mà không phải do họ phân phối. Hiện tượng này được gọi là nhập khẩu song song", ông Minh Đức cho biết.

Do vậy, việc nhập khẩu song song là mang sản phẩm từ một thị trường giá rẻ bán ra thị trường có giá cao hơn để thu lợi và việc nhập khẩu song song này đang có lợi cho Việt Nam.

"Trao quyền" cho nhà sản xuất nước ngoài?

Đối với các công ty nhận được ủy quyền chính hãng, thường nhà sản xuất sẽ chỉ chọn một hoặc 1 vài công ty để phân phối sản phẩm cho một thị trường.

Phát biểu tại cuộc toạ đàm BizTALK “Nhập ô tô: Giữ hay bỏ Thông tư 20?”, ông Nguyễn Đình Quyết, Giám đốc Công ty Hưng Hà - một doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô nhỏ và vừa cũng từng từng đề nghị Hyundai, KIA cung cấp giấy ủy quyền để tôi nhập, nhưng bị họ từ chối vì bảo “cấp cho chỗ khác rồi”.

Do đó, khi Việt Nam áp dụng Thông tư 20, các nhà nhà sản xuất nước ngoài có thể "ép giá" các công ty nhập khẩu xe của Việt Nam và đưa ra các điều kiện về giá, số lượng,... "Nếu ông không mua thì tôi cho đơn vị khác làm, khi đó doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn ở thế bị động", ông Quyết nhận định.

"Thông tư 20 có nhiều vấn đề và tôi chỉ chú trọng về lợi ích của người tiêu dùng, nhất là sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nếu trong thị trường chỉ có Porsche, Toyota thì người ta thích đặt giá nào thì người tiêu dùng phải chịu là đương nhiên". ông Quyết chia sẻ.

Hệ lụy đến quyền lợi của người tiêu dùng

Theo quan điểm của ông Ngô Việt Dũng, Quản trị Diễn đàn Otofun, "trên thực tế, người tiêu dùng không quá quan trọng về việc sản phẩm được ủy quyền hay không ủy quyền. Tôi không cho rằng các xe của công ty nhỏ lẻ nhập về không an toàn bằng các mẫu xe nhập khẩu chính hãng".

"Tuy nhiên, vấn đề người tiêu dùng có ít sự lựa chọn khi chỉ cho phép nhập khẩu xe chính hãng là điều đang diễn ra.", ông Dũng cho biết.

"Ví dụ như một xe model 2016 của Thái Lan ra đời cùng một thời điểm được lắp động cơ thế hệ mới, còn xe được lắp tại Việt Nam chỉ được lắp mới khung vỏ mới còn động cơ là thế hệ cũ. Vậy nếu người tiêu dùng muốn được sở hữu mẫu xe có động cơ thế hệ mới như ở Thái Lan thì lại là điều không thể", ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, "các mẫu xe giá rẻ khi được nhập khẩu về Việt Nam đang bị cắt giảm các tùy chọn rất nhiều, nó ảnh hưởng rất nhiều đến người tiêu dùng. Vì vậy, hãy để họ có nhiều lựa chọn hơn bằng việc cố gắng xây dựng chính sách hướng vào đối tượng là chất lượng chiếc xe, thay vì quản lý nhà nhập khẩu".

Ý kiến của bạn

Bình luận