Thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tác giả: Văn Quyết

saosaosaosaosao
Đường bộ 22/12/2021 16:03

Hệ thống giao thông kết nối giữa TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đang quá tải cần phải có cơ chế độ phá thúc đẩy phát triển kinh tế.

â
Hệ thống giao thông kết nối giữa TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đang quá tải cần phải có cơ chế độ phá thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ngày 22/12, Báo Giao thông tổ chức toạ đàm đột phá hạ tầng thúc đẩy vùng kinh tế TP.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. 

Đánh giá thực trạng về bức tranh hạ tầng giao thông vận tải vùng Đông Nam Bộ, ông Lê Bá Thảo - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông vận tải chia sẻ: “Hiện nay các tuyến giao thông huyết mạch như: cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến QL1A, QL51 đã quá tải. Bản đồ giao thông trong tương lai là TP.HCM, Đồng Nai có 2 tuyến đường cao tốc. Trong tương lai khi có tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ tháo gỡ được nút thắt của cửa ngõ. TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ các hình thức vận tải có đường bộ, hàng hải, hàng không và đường sắt tuy nhiên các phương thức này chưa kết hợp với nhau, bổ trợ cho nhau để phát triển. Việc đầu tư kết nối hạ tầng giao thông từ TP.HCM đến cửa ngõ Đồng Nai – Vũng Tàu là yêu cầu cần thiết nhằm giảm thời gian và chi phí vận tải".

Tiến sĩ Trần Du Lịch – Thành viên tổ tư vấn Chính phủ nêu quan điểm: "Mạng lưới giao thông phía Nam đã nằm trong quy hoạch đến năm 2025. Tuy nhiên Cảng cái Mép - Thị Vãi đã được đầu tư rất lớn nhưng hạ tầng giao thông chưa được kết nối thì vẫn chưa thể phát huy được nguồn lực. Đặc biệt trong tương lai sân bay Long Thành nếu hoàn thành đúng tiến độ thì cũng không thể nối kết với TP.HCM bằng tuyến cao tốc 4 làn xe như hiện nay. Đoạn đường từ QL51, Đồng Nai về đến vòng xoay An Phú, TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Mặc dù đã có quy hoạch phát triển giao thông liên vùng như các tuyến Vành đai 3, 4, cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu… nhưng cả chục năm qua vẫn nằm trên giấy. Nếu không có những tuyến kết nối mới giữa TP.HCM với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thì sẽ tạo thêm một điểm tắc mới khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.

TP.HCM cần sớm hoàn thiện đường Vành đai 2 và Vành đai 3 mới kết nối thúc đẩy phát triển kinh tế và kết nối phải sớm kết nối. Đề nghị phải mở cơ chế đối tác công tư PPP, nên lập quỹ tài chính hội đồng kinh tế vùng về hạ tầng giao thông để huy động được nguồn lực, các tỉnh, thành phố cần phải làm quy hoạch chi tiết của từng địa phương, ông Lịch nhấn mạnh.  

h1
Buổi toạ đàm đột phá hạ tầng thúc đẩy vùng kinh tế TP.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu do Báo Giao thông tổ chức.

Ông Lê Kim Thành – Vụ trưởng Vụ đối tác công tư (PPP) Bộ GTVT cho biết: " Khu vực TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu là trục tam giác rất quan trọng việc thực hiện đầu tư chưa đáp ứng với quy hoạch và thực tiễn vẫn còn tắc nghẽn. Một số ý kiến cho rằng quy định tỷ lệ góp vốn của nhà nước trong các dự án PPP là rào cản thu hút đầu tư thì cũng chưa hoàn toàn chính xác. Chúng ta không có nhiều tiền đề làm đầu tư công, nhưng có nhiều cách để làm PPP trên cơ sở vốn nhà nước là vốn mồi dãn dắt đầu tư công. Tuỳ dự án để thiết kế phương án đầu tư cho phù hợp. TP.HCM cũng có thể đề xuất cơ chế riêng cho đường Vành đai 3 vì ý nghĩa quan trọng đặc biệt của dự án". Các tỉnh cần nghiên cứu quy hoạch nghành giao thông vận tải đã được quy hoạch, có cơ chế để thu hút đầu tư, quy hoạch đồng bộ. Bộ GTVT đã tổ chức căn cứ vào quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt đã giao cho các đơn vị nghiên cứu để có các cơ chế phù hợp".

Nêu ý kiến tại buổi toạ đàm, ông Phan Công Bằng - Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM nhấn mạnh :"Tuyến Vành đai 3 là dự án giao thông rất quan trọng kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ cần sớm triển khai giải quyết những vấn đề tồn đọng để sớm hoàn thiện đưa tuyến đường vào khai thác. Chúng tôi đã có rất nhiều buổi làm việc để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc. Hiện nay, vấn đề lớn nhất của dự án này là vốn đầu tư. TP.HCM đã nghiên cứu nhiều phương án cụ thể như đầu tư theo hình thức PPP, đầu tư công... Chúng tôi đánh giá đầu tư công là phương án có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nguồn tiền rất hạn chế, đặc biệt là qua đợt dịch Covid-19 vừa qua. Đối với nút giao An Phú HĐND TP.HCM đã phê duyệt phương án đầu tư công với tổng vốn 4.000 tỷ đồng và đang gửi lên Thủ tướng phê duyệt. TP.HCM kỳ vọng dự án sẽ được phê duyệt và khởi công trong năm 2022".

Về phía tỉnh Đồng Nai, ông Dương Văn Đông - Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai đánh giá, hiện nay tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang được tỉnh kỳ vọng sẽ sớm hoàn thiện. Tuyến cao tốc hình thành sẽ có tác động rất lớn đến vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đến các cảng. Từ đó làm giảm chi phí logistic để xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, dự án sẽ giúp tăng tính kết nối giữa Sân bay quốc tế Long Thành đến các cảng quốc tế. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề xuất dùng vốn đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và chúng tôi rất ủng hộ phương án này.

Chia sẻ ở góc độ nhà đầu tư ông Đinh Hồng Hà - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC) nêu quan điểm: “Hiện nay tuyến QL51 đã quá tải vì vậy cần triển khai đầu tư các tuyến giao thông để chia lửa cho tuyến QL51. Tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu năm 2009 đã được khảo sát đầu tư tuy nhiên hơn 10 năm vẫn chưa được triển khai. Tuyến cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu mà đi sau sân bay Long Thành thì tuyến cao tốc sẽ đầu tư như thế nào. Đầu tư PPP tuyến cao tốc Biên Hoà rất khó khăn, vì vậy phải chuyển qua đầu tư công mới đáp ứng được nhu cầu thực tế. Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu cần triển khai đầu tư sớm nhất để đưa vào sử dụng năm 2026. Nếu chính quyền địa phương chuyển đổi dự án sang hình thức đầu tư công PPP cần lưu ý đặc biệt về vấn đề giải phóng mặt bằng. Trục QL 51 đều đã đô thị hóa với mật độ cư dân sinh sống cao, trong khi hệ thống giao thông tắc nghẽn và quá tải trầm trọng. Ở phía vốn vay, hiện nay các ngân hàng cũng rất khăn khe khi cho vay các dự án BOT giao thông".

Ý kiến của bạn

Bình luận