Thực trạng và cấp cứu TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương

11/12/2015 06:37

Mục tiêu bài báo mô tả thực trạng TNGT và cấp cứu tai nạn trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 2010 - 2014.

BS CKI.Phạm Thành Lâm

Cục Y tế Giao thông - Bộ GTVT

 PGS. TS.Trần Đức Quý

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Người phản biện:

GS. TS. Đỗ Hàm

Tóm tắt: Mục tiêu bài báo mô tả thực trạng TNGT và cấp cứu tai nạn trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 2010 - 2014. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 5 năm có 403 vụ TNGT, tỷ lệ nam/nữ 4,52 (330 nam/73 nữ); lứa tuổi lao động (18 - 60 tuổi) chiếm tỷ lệ 83,87% (338/403 bệnh nhân (BN)). Tỉ lệ đa chấn thương 12,15% (48/403 BN), chấn thương sọ não 12,41% (50/403 BN), gãy xương 10,42% (42/403 BN), chấn thương khác 65,02% (262/403 BN), TNGT có sử dụng rượu bia 26,55% (107/403 BN). Tỉ lệ được sơ cấp cứu tại chỗ 14,14% (57/403 BN), tỉ lệ được sơ cấp cứu ban đầu 70,72% (285/403 BN), tỉ lệ tử vong là 9,18% (37/403 BN). Kết luận: TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương từ năm 2010 - 2014: Số lượng người bị chấn thương do tai nạn có xu hướng giảm nhưng số lượng người bị tử vong có xu hướng tăng. Tỉ lệ nạn nhân được sơ cấp cứu tại chỗ còn thấp.

Từ khóa: Tai nạn giao thông, đường cao tốc, sơ cấp cứu.

Abstract: Objectives: To describe the real situation and emergency aid of road traffic accidents on Hochiminh - Trungluong high way from 2010 to 2014. Methods: A cross-sectional study had been conducted. Results: There were 403 cases of road traffic accident in 5 years. The rate between male and female was 4,52 (330 males/73 females); working age (18 - 60 years old) was 83,37% (338/403 patients). The rate of multi-injury was 12,15% (48/403 patients), injury in head was 12,41% (50/403 patients), broken bone was 10,42% (42/403 patients) and other injuries were 65,02% (262/403 patients), road traffic accidents had been related to wine and beer was 26,55% (107/403 patients). The rate emergency aid was 70,72% (285/403 patients), the rate of death related to traffic accidents was 9,18% (37/403 patients). Conclusions: Road traffic accidents on Hochiminh - Trungluong high way from 2010 to 2014: The number of patient had road traffic accident is decreasing, but number of death due to road traffic accident is increasing. The rate of patients got emergency aid was low.

Keywords: Traffic accident, high way, emergency aid.

1. Đặt vấn đề

TNGT là vấn đề hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2014, toàn quốc xảy ra 25.322 vụ, làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 người. Trong TNGT thì TNGT đường bộ là hàng đầu [5], [7]. Các TNGT trên đường cao tốc thường là nặng nề, hậu quả là nhiều người chết và bị thương [6]. Cấp cứu y tế là một hoạt động nhằm can thiệp nhanh, kịp thời để cứu sống, hồi phục các chức năng và hạn chế di chứng lâu dài cho nạn nhân. Tổ chức cấp cứu hiệu quả TNGT sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế hậu quả, di chứng lâu dài, giảm chi phí, gánh nặng cho gia đình và xã hội [1], [4].

Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiềm chế, giảm thiểu TNGT, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tổ chức cấp cứu TNGT trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020. Tuy nhiên, Đề án này hoạt động chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt là hệ thống cấp cứu TNGT trên đường cao tốc. Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương mới hoàn thành và đi vào sử dụng và đã triển khai trạm cấp cứu y tế. Đánh giá kết quả hoạt động triển khai trạm cấp cứu TNGT là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả thực trạng và cấp cứu TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 2010 - 2014.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo của Bộ GTVT về TNGT đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương từ 2010 - 2014.

2.2. Địa điểm nghiên cứu: Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương.

2.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả theo thiết kế cắt ngang hồi cứu. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Cỡ mẫu chủ đích, chọntoàn bộ các các trường hợp TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 2010 - 2014.

2.4. Các chỉ số nghiên cứu

- Nhóm chỉ số TNGT trên đường cao tốc;

- Nhóm chỉ số sơ cấp cứu tại chỗ, ban đầu;

- Nhóm chỉ số tử vong do TNGT.

2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Hồi cứu các số liệu thứ cấp về TNGT tại Bộ GTVT từ năm 2010 đến năm 2014, kết hợp khảo sát trên toàn tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương năm 2014. Xử lý số liệu trên phần mềm Epi-info 6.04 và SPSS 16.0.

3. Kết quả nghiên cứu

Bảng 3.1. Tỷ lệ TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương theo năm

bang31

 

Trong 5 năm (2010 - 2014), tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương xảy ra 403 trường hợp bị TNGT, cao nhất là năm 2010 với tỉ lệ là 32,3%, tiếp theo là năm 2011 với 25,3% và thấp nhất là năm 2014 với 12,7%.

Bảng 3.2. Tỷ lệ TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương nhập viện theo giới

bang32

 

TNGT tại đường cao tốc tỷ lệ nam/nữ 4,52 (330 nam/73 nữ), tỉ lệ nam bị TNGT năm 2010 là 80,8% cao hơn nữ (19,2%), tỉ lệ này năm 2011 là 82,4% ở nam giới và 17,6% ở nữ giới; tỉ lệ chung cho 5 năm là 81,9% ở nam giới và 18,1% ở nữ giới.

Bảng 3.3. Tỷ lệ TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương nhập viện theo lứa tuổi

bang33

 

TNGT ở lứa tuổi 18 - 59 chiếm 83,87%, ở lứa tuổi

Bảng 3.4. Hình thái tổn thương do TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương nhập viện

bang34

 

 

Hình thái tổn thương do TNGT: Bị đa chấn thương chiếm 12,15%, chấn thương sọ não là 12,41%; gẫy xương (10,42%); chấn thương khác (65,02%) và có sử dụng rượu bia là 26,55%.

Bảng 3.5. Tình hình TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương được sơ cấp cứu tại chỗ

bang35

 

Tỉ lệ đối tượng bị TNGT được sơ cấp cứu tại chỗ năm 2010 là 16,2%; năm 2011 là 18,6%; năm 2013 là 12,5% và năm 2012 là 5,9%. Tỉ lệ được sơ cấp cứu tại chỗ chung là 14,14%.

Bảng 3.6. Tình hình TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương được sơ cấp cứu ban đầu

bang36

 

Tỉ lệ đối tượng bị TNGT được sơ cấp cứu ban đầu năm 2010 là 67,7%; năm 2011 là 68,6%; năm 2013 là 69,6% và năm 2012 là 80,4%. Tỉ lệ được sơ cấp cứu ban đầu chung trong 5 năm là 70,72%.

Bảng 3.7. Tử vong do TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương

bang37

 

Số trường hợp tử vong do TNGT cao nhất là các năm 2011 và 2014: 11 và 12 trường hợp, chiếm tỉ lệ lần lượt là 10,8% và 23,5%. Số trường hợp tử vong thấp nhất là năm 2010 với tỉ lệ 3,8%. Số trường hợp tử vong trong 5 năm là 37 với tỉ lệ 9,18%.

Bảng 3.8. Tình hình tử vong do TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương nhập viện phân theo giới

bang38

 

Phần lớn số tử vong do TNGT gặp ở nam giới; tỉ lệ tử vong cao nhất là năm 2010 và thấp nhất là năm 2013. Tỉ lệ tử vong chung ở nam giới là 83,8% so với nữ giới là 16,2%. Tỉ lệ có sử dụng rượu bia ở bệnh nhân tử vong là 21,62%.

Bảng 3.9. Tình hình tử vong do TNGT trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương nhập viện phân bố theo lứa tuổi

bang39

Phần lớn các trường hợp tử vong do TNGT gặp ở nhóm tuổi từ 18 - 59; chiếm cao nhất là năm 2012 và 2014 với 100% các trường hợp tử vong gặp ở nhóm tuổi này và các năm khác chiếm trên 80,0%. Tỉ lệ tử vong chung ở nhóm tuổi 18 - 59 là 89,2% và thấp nhất là nhóm tuổi ³ 60 với 2,7%.

Bàn luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số các trường hợp TNGT có xu hướng giảm dần theo năm. Số vụ TNGT năm 2010 là 130; năm 2011 là102; năm 2014 còn 51 vụ. Kết quả TNGT giảm dần có thể là do công tác kiểm soát giao thông ngày càng chặt chẽ, tích cực hơn và ý thức người tham gia giao thông càng ngày càng tốt hơn. Tỉ lệ TNGT giảm cũng góp phần đáp ứng mục tiêu quốc gia về giảm thiểu TNGT [5].

TNGT tại đường cao tốc tỷ lệ nam/nữ 4,52 (330 nam/73 nữ), tỉ lệ nam bị TNGT năm 2010 (80,8%) cao hơn nữ (19,2%), tỉ lệ này năm 2011 là 82,4% ở nam giới và 17,6% ở nữ giới; tỉ lệ chung cho 5 năm là 81,9% ở nam giới và 18,1% ở nữ giới. Điều này phù hợp vì nam tham gia giao thông trên đường cao tốc nhiều hơn, nam giới thường đi nhanh, ẩu hơn và tất nhiên tai nạn nhiều hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự như Norman LG năm 2012 [6] cũng cho thấy, nam giới ở các nước đang phát triển mắc TNGT cao hơn. Bên cạnh đó là việc nam giới sử dụng rượu bia nhiều hơn nữ giới và thường điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia (Bảng 3.4). Đó cũng chính là lý do làm cho tỉ lệ TNGT ở nam giới cao hơn nữ giới.

TNGT ở lứa tuổi 18 - 59 chiếm 83,87%, ở lứa tuổi

Bảng 3.4 cho thấy hình thái tổn thương do TNGT: Bị đa chấn thương chiếm 12,15%, chấn thương sọ não là 12,41%; gẫy xương (10,42%); chấn thương khác (65,02%). Đây là một kết quả thuận lợi cho công tác cấp cứu, điều trị TNGT bởi lẽ tỉ lệ chấn thương nặng, đa chấn thương, chấn thương sọ não, gẫy xương chiếm không cao. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý đối với kết quả này là TNGT trên đường cao tốc thường là tai nạn thảm khốc, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là tử vong tại chỗ (Bảng 3.7, 3.8, 3.9). Vì vậy, kết quả này có thể là con số thấp xong không thể đánh giá được hết tác hại của TNGT gây ra.

Một trong những hoạt động giúp giảm thiểu rất lớn tác hại của TNGT là hoạt động sơ cấp cứu tại chỗ và hoạt động sơ cấp cứu ban đầu. Vấn đề sơ cấp cứu tại chỗ luôn được các cấp chính quyền và ngành y tế quan tâm [3] và sơ cấp cứu ban đầu luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong ngăn ngừa tác hại do TNGT đã được nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo [7]. Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ đối tượng bị TNGT được sơ cấp cứu tại chỗ năm 2010 là 16,2%; năm 2011 là 18,6%; năm 2013 là 12,5% và năm 2012 là 5,9%. Tỉ lệ được sơ cấp cứu tại chỗ chung là 14,14% (Bảng 3.5). Tỉ lệ đối tượng bị TNGT được sơ cấp cứu ban đầu năm 2010 là 67,7%; năm 2011 là 68,6%; năm 2013 là 69,6% và năm 2012 là 80,4%. Tỉ lệ được sơ cấp cứu ban đầu chung trong 5 năm là 70,72% (Bảng 3.6). Đây là những bằng chứng rõ ràng cho việc cần có những hoạt động, những chính sách, những can thiệp, những dự án nhằm nâng cao số lượng, chất lượng hoạt động sơ cấp cứu tại chỗ và sơ cấp cứu ban đầu đối với TNGT nói chung và TNGT trên đường cao tốc nói riêng.

Thực tế đặt ra là TNGT trên đường cao tốc thường để lại hậu quả thảm khốc, tỉ lệ chấn thương có thể không cao nhưng tỉ lệ tử vong thường cao hơn so với các TNGT đường bộ khác. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, số trường hợp tử vong do TNGT cao nhất là các năm 2011 và 2014: 11 và 12 trường hợp, chiếm tỉ lệ lần lượt là 10,8% và 23,5%. Số trường hợp tử vong thấp nhất là năm 2010 với tỉ lệ 3,8%. Số trường hợp tử vong trong 5 năm (2010 - 2014) là 37 với tỉ lệ 9,18% (Bảng 3.7). Bên cạnh đó là tỉ lệ tử vong ở nam giới và ở độ tuổi 18 - 59 chiếm chủ yếu (Bảng 3.8, Bảng 3.9). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả về tỉ lệ TNGT với lý do tương tự ở phần TNGT.

4. Kết luận - kiến nghị

Trong 5 năm có 403 vụ TNGT, phần lớn là nam giới (81,9%) và ở lứa tuổi lao động (18 - 60 tuổi) chiếm tỷ lệ 83,87%. Tỉ lệ đa chấn thương 12,15%, chấn thương sọ não 12,41%, gãy xương 10,42%, chấn thương khác 65,02%, TNGT có sử dụng rượu bia 26,55%. Tỉ lệ được sơ cấp cứu tại chỗ 14,14%, tỉ lệ được sơ cấp cứu ban đầu 70,72% và tỉ lệ tử vong là 9,18%.

Cần tăng cường giáo dục ATGT, kết hợp với tổ chức các hoạt động cấp cứu trên đường cao tốc để giảm thiểu tử vong, tàn tật và các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Y tế (2003), Chính sách Quốc gia phòng chống tai nạn thương tích, Ban Chỉ đạo QG PC TNTT, NXB. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[2]. Bộ Y tế (2009), Báo cáo đánh giá thực hiện quyết định 170/QĐ - BYT về xây dựng cộng đồng an toàn PCTNTT, Hà Nội.

[3]. Bộ Y tế (2010), Báo cáo kết quả hoạt động phòng chống TNTT ngành Y tế năm 2010, Hà Nội.

[4]. Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng PCTNTT (2008), Báo cáo đánh giá cuối kỳ của Dự án “Nâng cao năng lực điều phối thông tin cho cộng đồng về vận chuyển cấp cứu và chăm sóc chấn thương”, Hà Nội.

[5]. Ủy ban ATGT Quốc gia (2015), Báo cáo tình hình TNGT toàn quốc năm 2014, Hà Nội.

[6]. Norman L.G. (2012), Road traffic accidents: epidemiology, control, and prevention, World Health Organization, Geneva, pp. 237 - 241.

[7]. Paulozzi L. et al (2014), Global status report on road safety 2013, WHO Library Cataloguing-in-Publication Data, Geneva, pp. 30-45.

Ý kiến của bạn

Bình luận