Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập mở ra cơ hội dịch chuyển lao động cho Việt Nam và các nước trong khu vực. |
Bởi vậy, ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành nghề này để lập nghiệp.
Chọn đúng hướng đi trong thị trường XKLĐ
Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, năm 2016 Việt Nam xuất khẩu 126.296 người đi làm việc tại nước ngoài, tăng 8,99% so với năm 2015 và vượt 26,29% so với kế hoạch đề ra. Nhật Bản và Đài Loan là 2 nước tiếp nhận nhiều lao động của Việt Nam nhất, chiếm trên 70% số lao động xuất cảnh. Bếp, chế biến thực phẩm, dịch vụ nhà hàng, khách sạn… là những nhóm ngành phổ biến ở các thị trường này.
Ở các thị trường khác như Singapore, Australia, Mỹ, châu Âu (Na Uy, Đan Mạch…) các đơn vị tuyển dụng XKLĐ cũng nhận được rất nhiều đơn đặt hàng.
Theo các đơn vị XKLĐ, để tuyển dụng đầu bếp, khách hàng nước ngoài thường phải đặt hàng từ nhiều tháng. Lượng hồ sơ xuất khẩu nghề bếp ít khi tồn đọng. Các đầu bếp trẻ với khả năng làm việc nhanh nhạy, hiệu quả có nhiều cơ hội việc làm với thu nhập tăng nhanh (theo quý, tháng) ở các thị trường xuất khẩu. Riêng đầu bếp giỏi được hưởng thêm phụ cấp, lương thưởng và hoa hồng theo doanh số cả năm.
Các hoạt động học tập, giao lưu văn hóa được đẩy mạnh phát triển trong sinh viên trường trung cấp nghề. |
Nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trong lĩnh vực dịch vụ để xuất khẩu trở thành một nhu cầu phát triển hiện nay. Bên cạnh đó, phát triển tay nghề cho lao động trong nước ở lĩnh vực phục vụ cho hoạt động du lịch (tham quan du lịch, ăn uống, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng…) cũng được đẩy mạnh.
Nhìn sơ bộ, nhu cầu việc làm ở lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, bếp - ẩm thực đang tăng nhanh và tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Đầu tư hoặc làm việc trong lĩnh vực này đều được đánh giá là triển vọng.
Sinh viên ngành quản trị bếp - ẩm thực trổ tài tiếp đón Tổ chức Giáo dục nghề nghiệp quốc tế INEW. |
XKLĐ nghề bếp: Hướng đi mới của giới trẻ
Nhiều người nghĩ để XKLĐ nghề bếp cần học mất nhiều thời gian và có bằng cấp cao. Nhưng hiện nay, với cơ chế mở, chỉ cần người học hoàn thành khoá sơ cấp hoặc trung cấp nghề bếp trong 3 tháng, 6 tháng, 24 tháng… đã đủ điều kiện XKLĐ theo diện có bằng cấp và tay nghề.
Học nghề ở bậc trung cấp là con đường ngắn nhất để xin việc làm trong nước và quốc tế. Theo một số thống kê, số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp trung cấp chọn hướng XKLĐ khá lớn.
Giáo viên bản ngữ trực tiếp giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên ngành quản trị khách sạn, quản trị bếp - ẩm thực, hướng dẫn du lịch. |
ThS. Trần Thị Quỳnh Như, Trưởng phòng Đào tạo trường Trung cấp Việt Giao, cho biết: “Để trụ vững ở thị trường ngoài nước, bên cạnh tay nghề được đào tạo tại trường, các bạn cần trau dồi ngoại ngữ và tinh thần làm việc. Đơn cử, các doanh nghiệp Nhật rất chú ý đến kỹ năng mềm của người lao động, trong đó kỹ năng giao tiếp được quan tâm nhiều nhất, kế đến là làm việc nhóm”.
Là đơn vị trực tiếp đào tạo đội ngũ lao động cho xã hội và XKLĐ nước ngoài, Trung cấp Việt Giao đào tạo hướng đến 3 tiêu chí: tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp. Với cơ sở vật chất hiện đại, giáo viên nhiều kinh nghiệm, Việt Giao đào tạo đầu bếp theo hướng đạt chuẩn 5 sao.
Bên cạnh các món ăn Việt, trường đưa vào chương trình dạy nhiều ẩm thực của các nước Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… Hiểu biết văn hóa và ẩm thực các nước sẽ giúp việc ứng tuyển lao động nước ngoài của sinh viên dễ dàng hơn.
Sinh viên Phan Văn Lâm đạt giải nhất giao lưu văn hóa ẩm thực Việt Nam - New Zealand. |
Để sinh viên thích ứng với nhiều môi trường làm việc, trường giảng dạy các môn kỹ năng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết than phiền, phàn nàn… Trường cấp bằng song ngữ có giá trị hội nhập quốc tế. Theo thống kê, mức lương của các cựu sinh viên Việt Giao lao động tại nước ngoài tối thiểu là 300-400 USD/tháng, mức lương trung bình là 900-1.500 USD/tháng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.