Tác giả: TS. TRẦN NGỌC AN
LÊ ĐỨC MẠNH
PHAN XUÂN TẦN
Trường Đại học Phenikaa
Cổng trục dạng dàn có hai đầu công xôn |
Cổng trục di động, người ta thường gọi là cần trục chữ U hoặc là cần trục “long môn”. Cổng trục được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, như công trình xây dựng nhà ở, xây dựng các trạm thủy điện, thi công mương máng thủy lợi, các công trình cầu cống, xếp dỡ hàng hóa ở sân bãi, bến cảng, ga đường sắt...
Kết cấu tầng trên của cổng trục giống như cầu trục. Cổng trục khác với cầu trục là có trang bị thêm các chân. Các chân này được đặt trên bánh xe di chuyển theo đường ray trên mặt đất.
Cổng trục dạng dàn hay còn gọi là cổng dàn, cẩu dàn được sử dụng rất rộng rãi trong các công trình xây dựng, các bến cảng... Cổng trục dàn có ưu điểm vượt trội là tự trọng nhỏ hơn rất nhiều so với cổng trục cùng tải trọng khác, đồng thời quá trình vận chuyển, tháo lắp thuận tiện do được thiết kế chế tạo dạng mô-đun.
Hiện nay, các phần mềm tính toán kết cấu như SAP, ANSYS, MIDAS... đã trở nên quen thuộc với các kỹ sư Việt Nam. Cơ sở tính toán của các phần mềm này đều được xây dựng theo phương pháp phần tử hữu hạn.
Tuy nhiên, để có thể nắm vững phương pháp tính toán và chủ động xây dựng một phần mềm đủ đơn giản nhưng có thể tính được kết cấu cổng trục dạng dàn, rất cần thiết phải có sự nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết gốc và sử dụng các phần mềm lập trình toán học để giải quyết bài toán phức tạp này.
Bài báo nghiên cứu tính toán dàn chính của cổng trục dạng dàn theo phương pháp phần tử hữu hạn. Các nội dung tính toán có thể sử dụng trong công tác giảng dạy và học tập.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.