Tham dự và chia sẻ tại buổi lễ dự kiến có đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đồng chí Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các đồng chí lãnh đạo đại diện ngành chức nẵng, Ủy ban nhân dân, Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Theo thông kê của ngành chức năng, trong 05 năm gần đây, bình quân mỗi năm cả nước xảy ra 27.104 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 9.082 người, bị thương 26.466 người. Cũng trong cùng giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trung bình mỗi năm xảy ra 426 vụ TNGT, làm chết 228 người, bị thương 475 người, so với 05 năm trước liền kề, mỗi năm giảm được 92 vụ, giảm 12 người chết và giảm 117 người bị thương do tai nạn giao thông.
Qua đó,chỉ riêng 11 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã xảy ra 362 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 208 người, bị thương 440 người. So với cùng kỳ năm 2016 giảm được 23 vụ, giảm 03 người chết và giảm 05 người bị thương.
Tuy nhiên tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh còn tiềm ẩn, nhiều yếu tố bất thường, kết quả giảm tai nạn giao thông (TNGT) còn thấp và chưa bền vững. Tình trạng thanh thiếu niên càn quấy, ban đêm tụ tập uống rượu bia rồi chạy xe mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng ở một số địa phương vẫn còn diễn ra, đồng thời cũng là nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tuy số người chết do tai nạn giao thông chiếm 2,5% so với cả nước, nhưng so với các tỉnh, thành còn ở mức cao vì trên địa bàn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, như vụ tai nạn xảy ra vào rạng sáng ngày 07/5/2017, trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai làm chết 13 người và 32 người bị thương.
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng ngày 07/5/2017, trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai làm chết 13 người và 32 người bị thương. |
Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả lâu dài cho gia đình và xã hội, hầu hết nạn nhân là trụ cột, là lao động chính của mỗi gia đình, cảnh vợ góa, con côi, những em bé thơ ngây mất đi người thân là nỗi đau không gì bù đắp được, hậu quả của tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với người thân của người bị nạn.
Buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông là một sự kiện đặc biệt, là dịp để chúng ta bày tỏ niềm thương xót đối với nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với người thân và gia đình.
Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở mỗi tổ chức, cá nhân và cộng đồng về hiệu quả phòng tránh tai nạn khi tự giác chấp hành hành pháp luật giao thông, thực hiện văn hóa giao thông. Việc tự giác chấp hành pháp luật giao thông, chủ động phòng tránh tai nạn góp phần tạo ra một môi trường giao thông thân thiện, an toàn cho mỗi cá nhân và cho cả cộng đồng.
Qua đó, khi tham gia giao thông mỗi cá nhân luôn tự giác chấp hành pháp luật giao thông, nêu cao tính nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm giáo dục con em về ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Tôi đề nghị các Sở, ban, ngành và các đoàn thể theo chức năng nhiệm vụ của mình quyết tâm triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; bằng các hành động mạnh mẽ cộng với ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân nhằm mục tiêu kiềm chế, ngày càng giảm thiểu số người chết và bị thương do tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân nêu cao tinh thần tương thân tương ái, quan tâm hỗ trợ về vật chất và tinh thần, góp phần thiết thực chia sẻ nỗi đau mất mát do tai nạn giao thông gây ra, giúp cho nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông có động lực, cơ hội khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.