Tọa độ tâm quay tức thời của nhóm bu-lông chịu cắt dưới tác dụng của lực lệch tâm

Diễn đàn khoa học 30/06/2021 16:05

Các liên kết bu-lông chịu cắt dưới tác dụng của lực lệch tâm rất phổ biến trong thực tế xây dựng, có thể lấy ví dụ, các mối nối bụng của dầm, các mối nối dầm với cột... Hiện nay ở Việt Nam, việc thiết kế các mối nối này thường dựa trên phân tích đàn hồi. Trên thế giới tồn tại hai phương pháp phân tích thiết kế loại liên kết này, đó là phân tích đàn hồi và phân tích theo cường độ giới hạn hay còn gọi là phương pháp tâm quay tức thời. Phương pháp tâm quay tức thời đã được chứng minh là cho kết quả thực tế và chính xác hơn, tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là tính toán phức tạp hơn, lý do là không dễ dàng tìm được tọa độ của tâm quay tức thời. Bài báo trình bày thuật toán tìm tâm quay tức thời của nhóm bu-lông chịu cắt dưới tác dụng của lực lệch tâm và từ đó xác định giá trị lực và hệ số C phản ánh sức kháng của nhóm bu-lông ở liên kết.

Tác giả: TS. ĐÀO VĂN DINH
             Trường Đại học Giao thông vận tải

Image762399
Liên kết bu-lông chịu cắt

 Trong kết cấu thép các liên kết bu-lông chịu lực lệch tâm kiểu ép mặt và chống trượt thường rất hay gặp trong thực tế. Hiện nay, Viện Thép xây dựng Hoa Kỳ (AISC) cho phép sử dụng hai phương pháp, đó là phương pháp phân tích đàn hồi và phương pháp phân tích theo cường độ giới hạn hay còn gọi là phương pháp tâm quay tức thời (IC). Tại Việt Nam hiện nay, tính toán các liên kết bu-lông chịu lực lệch tâm chỉ sử dụng phương pháp phân tích đàn hồi. Phương pháp tâm quay tức thời đã được chứng minh là cho kết quả thực tế và chính xác hơn, tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là tính toán phức tạp hơn, lý do là không dễ dàng tìm được tọa độ của tâm quay tức thời. Khắc phục lý do này, Viện Kết cấu thép xây dựng Hoa Kỳ (AISC Manual) đã lập ra bảng tra trong Sổ tay Xây dựng thép để trợ giúp các nhà thiết kế (Bảng 7.6 đến Bảng 7.13). Tuy nhiên, đối với Việt Nam thường dùng đơn vị SI, trong khi các bảng tra này sử dụng đơn vị US, các khoảng cách giữa các bu-lông trong bảng tra được tính theo số chẵn của inch, việc này gây ra khó khăn khi sử dụng bảng tra của Manual AISC. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải có công cụ hỗ trợ các kỹ sư thiết kế như phần mềm hoặc bảng tra với các đơn vị SI.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận