TP. Hồ Chí Minh: Khai thác tiềm năng đường thủy nội địa

Tác giả: Quyết Văn

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 01/08/2018 09:40

Giai đoạn vừa qua, TP. Hồ Chí Minh đã tăng cường siết chặt công tác kiểm soát tải trọng phương tiện hoạt động trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa, đồng thời đưa ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý đối với lĩnh vực đường thủy, mang lại hiệu quả rõ rệt.

 

hình ảnh
TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển tiềm năng ĐTNĐ

Đảm bảo ATGT tận gốc tại cảng, bến

Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng, bến thủy nội địa của TP. Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2018 đạt 11,5 triệu tấn (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017), 628.972 lượt hành khách (đạt 74% kế hoạch năm 2018). Trong đó, tuyến buýt là 304.104 lượt hành khách, tuyến cao tốc Bạch Đằng - Cần Giờ - Vũng Tàu là 97.689 lượt hành khách, tuyến hành khách khác là 227.197 lượt.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) (Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Hiện nay, đơn vị đang quản lý 355 cảng, bến thủy nội địa hoạt động có phép, công tác quản lý được thực hiện đúng quy định, mô hình cảng, bến theo tiêu chuẩn kiểu mẫu được nhân rộng. Tình hình TTATGT tại các cảng, bến thủy nội địa luôn được đảm bảo, không để xảy ra tai nạn. 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính 449 trường hợp với tổng số tiền 396 triệu đồng, tiến hành nhắc nhở 17.196 trường hợp còn thiếu sót, chưa đảm bảo theo quy định”.

Lực lượng Cảng vụ ĐTNĐ TP. Hồ Chí Minh đã tăng cường siết chặt công tác kiểm soát tải trọng phương tiện hoạt động trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa. 100% cảng, bến do Cảng vụ quản lý đã thực hiện ký cam kết kiểm soát tải trọng và lập hồ sơ theo dõi việc xếp dỡ hàng hóa lên phương tiện, không có tình trạng phương tiện thủy chở quá vạch dấu mớn nước an toàn xuất phát từ các cảng, bến thuộc khu vực TP. Hồ Chí Minh. Đơn vị đã lập 108 biên bản kiểm tra và xử lý nghiêm 35 trường hợp vi phạm về chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn trên phương tiện thủy nội địa từ nơi khác đến cảng, bến nội địa thuộc thẩm quyền quản lý.

Đảm bảo chủ động trong triển khai công tác ATGT mùa mưa lũ, Cảng vụ ĐTNĐ TP. Hồ Chí Minh đã thành lập 23 tổ công tác thực hiện trực tiếp tại các địa bàn quản lý, thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin bản tin dự báo diễn biến thủy triều, tin bão của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ để kịp thời tăng cường các biện pháp chủ động ứng phó nhằm hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản, đảm bảo an toàn khi mưa, bão xảy ra.

Ông Tuấn cho biết thêm, hiện trên địa bàn Thành phố còn tồn tại 45 bến thủy nội địa hoạt động không phép, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự, ATGT và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trên đường thủy. Cảng vụ kiến nghị Sở GTVT có ý kiến với Phòng CSGT Đường thủy xử lý nghiêm các hành vi không đúng quy định theo Chỉ thị số 20/CT-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh.

Hoàn thiện quy hoạch

Ông Hà Thanh Sơn - Phó Trưởng phòng Quản lý giao thông thủy (Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Thời gian qua, Sở đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý đối với lĩnh vực đường thủy, bước đầu mang lại hiệu quả. Cụ thể, đã công bố triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 cho 22 loại thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ĐTNĐ (trong đó có 15 thủ tục tại Sở GTVT và 7 thủ tục tại Cảng vụ ĐTNĐ). Từ năm 2017, Cảng vụ ĐTNĐ bắt đầu thí điểm làm thủ tục cho phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa bằng tin nhắn SMS theo chỉ đạo của Bộ GTVT, phấn đấu năm 2018 đạt cấp độ 3”.

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hạ tầng đường thủy, công cụ thu thập, tích hợp, lưu trữ và cung cấp dữ liệu theo thời gian; xây dựng phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành đường thủy và cung cấp thông tin cho người dân thông qua các ứng dụng di động, dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2018; đầu tư hệ thống camera giám sát tại vị trí xung yếu tại các ngã ba sông, các luồng đường thủy có lưu lượng giao thông cao, các cảng, bến thủy nội địa; các luồng tại khu vực cầu yếu, kết nối về trung tâm quản lý; lắp đặt camera quan sát tại khu vực thi công các công trình liên quan đến giao thông thủy (kè bờ, cầu cảng…), kết nối thông tin về cơ quan quản lý.

Kết nối camera tại các bến phà, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông có lưu lượng vận tải lớn (xã hội hóa), kết nối thông tin về cơ quan quản lý; lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS, thiết bị camera giám sát trên các phương tiện thi công công trình duy tu, phương tiện thi công nạo vét, phương tiện thực hiện điều tiết đảm bảo ATGT đường thủy, kết nối thông tin về cơ quan quản lý.

Theo ông Sơn, mục tiêu của Thành phố đến năm 2025 là phát triển đồng bộ hệ thống cảng, biển và luồng vào cảng; ưu tiên đầu tư các bến, cảng biển chính khu vực Hiệp Phước, giảm tải hàng hóa tại khu vực Cát Lái; cải tạo, nâng cấp và hoàn thành đạt cấp kỹ thuật các luồng tuyến vận tải thủy nội địa kết nối cảng biển, các tuyến nối tắt, tuyến vận tải hành khách từ trung tâm Thành phố đi Phú Mỹ Hưng, quận 12, quận Gò Vấp, quận 2, quận 9, huyện Nhà Bè; nâng cấp và đầu tư có chiều sâu các cảng sông, xây dựng các bến tàu khách phục vụ cho vận tải hành khách và du lịch; ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa.

Tiếp đó, sẽ hoàn thành quy hoạch mạng lưới cảng, bến khu vực TP. Hồ Chí Minh, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) cụ thể các cảng, bến và nâng cấp, duy tu các tuyến ĐTNĐ; hoàn thành việc đầu tư các ICD khu vực Củ Chi, quận 2, quận 9; tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch về cảng biển, cảng cạn, mạng lưới cảng bến và đường thủy trên địa bàn Thành phố; xây dựng bến tàu khách quốc tế tại Mũi Đèn đỏ và tại Khu Đô thị du lịch biển Cần Giờ; phát triển các tuyến vận tải hành khách cố định đi Cần Thơ, Côn Đảo, Vũng Tàu

Ý kiến của bạn

Bình luận