Trên tay mũ bảo hiểm trị giá 400.000 USD của tiêm kích F-35

Sản phẩm 24/06/2016 04:26

Tôi đã đội một chiếc mũ bảo hiểm giá 400.000 USD và những gì nó đem lại khiến tôi cực kỳ phấn khích.

tren-tay-mu-bao-hiem-tri-gia-400000-usd-cua-tiem-k

Dải băng giống da rắn chứa dây cáp kết nối vi xử lý và cảm biến của mũ bảo hiểm với máy bay.

 Đầu tiên tôi phải nói thẳng luôn: Chương trình máy bay tiêm kích F-35 hàng nghìn tỉ USD là một mớ vứt đi đáng xấu hổ. Nhưng thật quá khó để không bị ngạc nhiên bởi những hứa hẹn của cộng nghệ cực kỳ đắt đỏ. Mâu thuẫn này đã khiến tôi nhức óc cả tuần nay, khi mà Không Quân Mỹ đem tới văn phòng Gizmodo một cái mũ bảo hiểm F-35 trị giá 400.000 USD. Thậm chí họ còn cho tôi đội nó.

Không thể phủ nhận vẻ đẹp của chiếc mũ này, một quả cầu sợi cacbon lấp lánh với một máy tính giấu mình phía dưới. Nó thuộc sở hữu của Thiếu tá Will Andreotta, một phi công chiến đấu cơ thuộc Căn cứ Không Quân Luke và Chỉ huy đội bay F-35A biểu diễn. Vị Thiếu tá đang chuẩn bị cho buổi diễn tại Atlantic City vào cuối tuần. Không Quân Mỹ mới đây cũng đã thông báo rằng phi đội F-35 đầu tiên cũng sẽ sẵn sàng chiến đấu vào cuối năm nay. +

Vì vậy dù có những chuỗi dài thông báo lỗi và trì hoãn, thì máy bay tiêm kích đắt đỏ này vẫn sẽ được cất cánh. Và rõ ràng là chiếc mũ bảo hiểm siêu đắt này nhìn cực ngầu.

Buồn ở chỗ, tôi đã không được trải nghiệm toàn bộ tính năng đậm chất tương lai của chiếc mũ F-35 này. Trong đó bao gồm micro dành cho điều khiển bằng giọng nói, một hệ thống nhìn đêm, và một HUD (head-up display) tân tiến không chỉ hiển thị thông tin của chuyến bay mà còn cho phép phi công quan sát mọi hướng theo thời gian thực nhờ vào sáu camera hồng ngoại gắn trên máy bay. Đây là video mẫu, được cung cấp bởi Không Quân Mỹ:

Với HUD này, phi công có thể nhìn xuống sàn của máy bay và thực sự nhìn thấy mặt đất. Như những gì Thiếu tá Andreotta giải thích, mức giá 400.000 USD không chỉ bao gồm bản thân chiếc mũ mà còn là cho hệ thống máy tính mà nó kết nối vào bên trong tiêm kích. Và chiếc mũ bảo hiểm này cũng được coi là một phần không thể thiếu của hệ thống vũ khí của F-35. Vì vậy nếu như nó không được kết nối vào máy bay, chiếc mũ này đơn giản chỉ là một cái mũ bảo hiểm đẹp mã.

tren-tay-mu-bao-hiem-tri-gia-400000-usd-cua-tiem-k

Thứ giống như cặp mắt của Wall-E chính là máy chiếu cho HUD còn thứ bên trên là hệ thống nhìn đêm.

 

Mũ bảo hiểm F-35 còn nhẹ khủng khiếp, chỉ khoảng 2.5 kg, nặng hơn mũ bóng bầu dục chút xíu. Mỗi mũ bảo hiểm sẽ được thiết kế vừa vặn với phi công sử dụng nó bằng một hệ thống máy quét 3D phức tạp để tăng tính an toàn và thoải mái. Và ngay cả khi nó không được làm cho tôi, đội mũ bảo hiểm của Thiếu tá Andreotta lên đầu vẫn khiến cho tôi cảm thấy rất tuyệt.

Và giấc mơ tuổi thơ được trở thành phi công chiến đấu cơ của tôi lại vọng về. Ông nội, cha, và anh tôi đều phục vụ trong Không Quân. Tôi thì tai mắt đều kém, nên đã quyết định chọn việc viết lách. Như bạn thấy, tôi đã đi vào những rắc rối của chương trình F-35 nhiều năm nay. Chẳng vui vẻ chút nào khi chứng kiến Lầu năm góc ném hàng nghìn tỉ USD tiền thuế vào một loại vũ khí chẳng thể hoạt động bình thường. Nhưng khi ngồi cùng một phi công lái F-35 và nhìn thấy chiếc mũ 400.000 USD mà tôi chỉ đọc trên thông số thực sự là một cảm giác kỳ lạ.

Chuyện tôi chẳng thể thực sự thấy được chiếc mũ này với đầy đủ chức năng hào nhoáng của nó dường như là một phép ẩn dụ phù hợp cho toàn bộ trạng thái của chương trình F-35. Những công nghệ nghe có vẻ - và rõ ràng sẽ - tuyệt vời. Những cảm biến của thế kỷ 21 có thể phát hiện những nguy cơ mà một phi công chẳng may bỏ qua có thể sẽ cứu được nhiều mạng người. Và rõ ràng, câu chuyện F-35 đã gần như thành hiện thực.

Trong lúc này, một công dân bình thường có thể xem những buổi diễn tiêm kích đặc sắc. Còn những nhà báo như tôi thì có thể giật mình bởi những thành phần đắt tiền của nó và tự hỏi liệu khi nào thì nó bắt đầu tạo ra sự khác biệt trong chiến đấu. Và bạn thì chỉ cần đưa mắt tới chiếc mũ bảo hiểm F-35 này. Những chi tiết cacbon thực sự rất ngầu.

Ý kiến của bạn

Bình luận