Ảnh minh họa |
Cụ thể, ngày 14-2, Bộ Tài chính vừa có tờ chính Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế bảo vệ môi trường sửa đổi. Ngày 10-3, Bộ Tư pháp đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình số 78 trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật thuế bảo vệ môi trường vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Theo đề xuất, dự án Luật sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10 năm nay.
Để chuẩn bị hồ sơ dự án luật, lãnh đạo Bộ Tài chính đã giao trong tháng 4, Tổng cục thuế chủ trì phối hợp với Tổng cục Hải quan rà soát hoàn thiện báo cáo tổng kết về thuế bảo vệ môi trường.
Đồng thời, Viện nghiên cứu chiến lược tài chính báo cáo tác động, kinh nghiệm quốc tế, xu hướng đánh thuế môi trường… Vụ chính sách thuế chủ trì hoàn thện dự án luật, trình bộ gửi lấy ý kiến các bộ ngành địa phương và tổ chức… lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Theo kế hoạch, tháng 6 dự án luật sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ.
Theo như dự án Luật thuế Bảo vệ môi trường được Bộ Tài chính lấy ý kiến trên cổng thông tin của bộ này, chỉ duy nhất thuế mặt hàng dầu hỏa được giữ như hiện hành.
Còn mức thuế tối đa đối với các sản phẩm xăng, dầu còn lại được đề nghị tăng gấp đôi hiện nay.
Cụ thể thuế đối với xăng tăng lên 8.000 đồng/ lít, dầu diezel tăng 6.000 đồng; madut là 4.000 đồng/ kg.
Một trong những mục tiêu sửa đổi luật thuế này, theo Bộ Tài chính là để động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường.
Bộ Tài chính cho biết số thu từ thuế bảo vệ môi trường liên tục tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016.
Theo đó, tổng số thu thuế bảo vệ môi trường năm 2012 là 11.160 tỉ đồng, năm 2013 là 11.512 tỉ đồng, năm 2014 là 11.970 tỉ đồng, năm 2015 là 27.020 tỉ đồng, năm 2016 là 42.393 tỉ đồng.
Số thu từ thuế bảo vệ môi trường chiếm tỷ trọng khoảng 1,5% - 4,1% tổng thu ngân sách nhà nước và chiếm tỷ trọng khoảng 0,3% - 0,9% trên GDP hàng năm.
Theo ông Ngô Trí Long, chuyên gia về giá, đề xuất của bộ Tài chính có thể được hiểu là chỉ đưa ra khung thuế chứ chưa phải là áp dụng tăng giá xăng lên mức tối đa ngay.
Tuy nhiên đây là cơ sở pháp lý để áp dụng. Việc tăng tối đa mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng lên 8.000 đồng/ lít, dầu diezel lên 6.000 đồng/ lít… khiến thị trường sẽ “sốc”.
Bởi sức dân còn yếu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế. Không chỉ dư luận mà sau khi đưa ra lấy ý kiến, hàng loạt các bộ ngành cũng không đồng thuận với đề xuất này.
Cụ thể như Bộ Ngoại giao đề nghị “cân nhắc thật kỹ sự cần thiết, lộ trình thực hiện.
Bộ Tư pháp cho rằng cần đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu,... cao gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.
Riêng Phòng Thương mại và Công nghiệp VN thì bày tỏ lo ngại việc tăng thuế đối với xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Chính vì vậy, ông Long cho rằng bộ Tài chính cần xem xét đến quản lý thuế hiện nay. Thực tế, thất thu thuế là rất lớn. Chỉ riêng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu thôi, bao năm qua, ngân sách thất thu mỗi năm hàng nghìn tỉ đồng vì xăng dầu lậu.
Theo như ngành thuế công bố, từ khi ngành thuế dán tem cột bơm xăng dầu thì số thuế bảo vệ môi trường và số lượng xăng dầu bán ra chênh 10-22% so với số mà DN. Nên ngành tài chính phải có giải pháp ngăn chặn chuyện này chứ không thể chỉ chọn cách thu dễ dàng nhất là tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.
Ông Nguyễn Văn Tiu, chủ tịch HĐQT Tổng công ty xăng dầu Tự Lực 1 dự báo mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu sẽ tăng nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua.
Vì cách đây 1 năm, bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/ lít. Và chắc chắn thuế tăng thì giá xăng dầu sẽ “nhảy” lên ngay lập tức.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.