Tàu sân bay Type 001A Sơn Đông tại lễ hạ thủy ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh ngày 26/4. Ảnh: AFP |
Hải quân Trung Quốc (PLAN) có thể sẽ ra mắt hàng không mẫu hạm sản xuất trong nước đầu tiên có tên Type 001A vào cuối năm 2018, sớm hơn dự kiến gần hai năm, hai nguồn tin quân sự của nước này xác nhận với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.
Trước đó, PLAN lên kế hoạch ra mắt tàu sân bay Type 001A Sơn Đông vào tháng 10/2019 nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh nước này.
Một trong những lý do ra mắt sớm là kết quả thử nghiệm với hệ thống động cơ đẩy trên tàu sân bay này cho kết quả tốt.
Giám đốc dự án Type 001A Hồ Văn Minh mới đây phát biểu trên truyền hình nhà nước rằng các turbine hơi chính thức hoạt động để bắt đầu cho giai đoạn neo đậu thử nghiệm, rút ngắn quá trình đóng tàu tổng thể.
Những hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy công việc lắp đặt thiết bị trên tàu Sơn Đông gần như hoàn thành và các giàn giáo bên ngoài tháp điều khiến đã được tháo dỡ.
Theo trang The Diplomat, Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc hạ thủy Type 001A ở cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh hồi tháng Tư.
Chiếc tàu có trọng tải choán nước 65.000 tấn này là phiên bản cải tiến từ tàu Liêu Ninh Type 001 60.000 tấn, loại này trước đây được sản xuất dựa trên tàu sân bay đa dụng Admiral Kuznetsov của Ukraine. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Liêu Ninh và đi vào hoạt động năm 2012
Tin cho biết, tàu chiến này sẽ tham gia vào Hạm Đội Biển Bắc hoặc Hạm Đội Biển Đông của PLAN.
Việc đưa vào hoạt động tàu sân bay thứ hai cho thấy Trung Quốc thúc đẩy nỗ lực xây dựng hải quân có tầm hoạt động xa để đảm bảo các tuyến thương mại hàng hải thiết yếu và thách thức vị thế thống trị của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng nhận định.
Với thiết kế giống phiên bản trước, cũng là tàu duy nhất của PLAN, hàng không mẫu hạm này có thể chứa đến 24 máy bay chiến đấu đa chức năng Thẩm Dương J-15, một phiên bản của máy bay chiến đấu Sukhoi Su-33 thế hệ thứ tư động cơ kép, tối đa mười máy bay cánh quay như máy bay trực thăng Changshe Z-18, Ka-31, hoặc Cáp Nhĩ Tân Z-9.
Sơn Đông sẽ được trang bị một hệ thống phóng có tên STOBAR, chứ không phải là hệ thống CATOBAR tiên tiến hơn. STOBAR có một số nhược điểm như: Máy bay được phóng từ tàu sân bay sẽ có phạm vi hoạt động hạn chế do phải tiêu tốn một lượng nhiên liệu đáng kể trong quá trình cất cánh, so với loại có trang bị hệ thống phóng nhanh của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, máy bay được phóng bằng hệ thống này thường mang vũ khí nhẹ hơn nên sẽ giảm sức chiến đấu.
Cũng có nhận định rằng phiên bản tàu sân bay tiếp theo của PLAN, mang tên Type 002 ra mắt sau năm 2020, sẽ sử dụng công nghệ phóng hiện đại hơn.
Theo The Diplomat, PLAN có kế hoạch trang bị sáu nhóm tàu sân bay tấn công trong vài thập kỷ tới. Có khả năng cả tàu Liêu Ninh và Sơn Đông sẽ được sử dụng vào các hoạt động thử nghiệm máy bay hải quân neo đậu trên tàu sân bay của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã đẩy nhanh các hoạt động của tàu sân bay trong những tháng gần đây, Hoạt động gần nhất của họ là xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan hồi tháng 7. Trước đó, chiến hạm của PLAN cũng ghé thành phố cảng Hong Kong đầu tháng trước.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.