Biển hiệu Google tại Trùng Khánh, Trung Quốc. |
Động thái này đánh dấu một cuộc chiến pháp lý giữa giới truyền thông Pháp và Google liên quan luật bản quyền mới của liên minh châu Âu (EU) được cho là có thể tác động lớn đến tương lai của báo chí.
Đầu năm nay Pháp đã phê chuẩn luật bản quyền mới của EU và là nước đầu tiên phê chuẩn luật này, trong đó quy định các nhà phát hành phải được trả tiền khi sản phẩm thông tin của họ được sử dụng đăng tải trực tuyến. Hiệp hội báo chí APIG tập hợp hàng chục tờ báo Pháp và khu vực, cùng liên đoàn các nhà biên tập tạp chí, cáo buộc Google vi phạm luật mới này.
Phản ứng trước cáo buộc trên, Google - công ty công nghệ gần như độc quyền về dịch vụ tìm kiếm trên internet - cho rằng các bài báo, hình ảnh, video chỉ hiển thị trong các kết quả tìm kiếm của Google khi các đơn vị truyền thông đồng ý cho sử dụng các nội dung này miễn phí, Nếu các công ty truyền thông không cho phép sử dụng nội dung miễn phí, sẽ chỉ có tiêu đề và đường dẫn tới nội dung được hiển thị.
Trong khiếu nại gửi cơ quan quản lý cạnh tranh của Pháp, các tổ chức truyền thông cho rằng Google đang lạm dụng vị thế áp đảo của công ty này trên thị trường. Google bác bỏ các khiếu nại trên, song cam kết sẽ hợp tác với nhà chức trách Pháp điều tra vấn đề này. Google nhấn mạnh dịch vụ của công ty là giúp người sử dụng Internet tìm kiếm nội dung tin tức từ nhiều nguồn khác nhau và kết quả hiển thị căn cứ vào sự liên quan về nội dung chứ không phải các thỏa thuận thương mại.
Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng ủng hộ giới truyền thông, nhấn mạnh không một công ty nào được vi phạm luật ở Pháp.
Tháng trước, hơn 1.000 nhà báo, nhiếp ảnh gia, nhà làm phim và giám đốc điều hành các công ty truyền thông trên khắp châu Âu đã ký một bức thư ngỏ, kêu gọi chính phủ các nước đảm bảo Google và các công ty Internet, mạng xã hội tuân thủ quy định mới của EU.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.