Ứng dụng nhiều công nghệ mới trong bảo trì đường bộ

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 07/02/2019 14:59

Từ nguồn vốn Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, công tác bảo trì đường bộ thời gian qua đã mang lại kết quả tích cực. Các đơn vị đã chủ động ứng dụng công nghệ mới vào bảo trì, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ nguồn bảo trì đường bộ Trung ương.

 

IMG_3428
Kiểm tra cầu Vĩnh Thịnh bằng hệ thống camera

Theo báo cáo của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, kế hoạch chi năm 2018 là 8.314 tỷ đồng (trong đó sửa chữa định kỳ là 5.045 tỷ đồng, bảo dưỡng thường xuyên là 1.399 tỷ đồng và xử lý “điểm đen”, khắc phục bão lũ, chi khác là 1.870 tỷ đồng.

Tổng cục ĐBVN đã theo dõi, đôn đốc các cục quản lý đường bộ, sở GTVT thực hiện kế hoạch bảo trì đáp ứng yêu cầu tiến độ, nguồn vốn được giao; giải ngân Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương đạt 100% so với kinh phí được cấp. Cùng với đó, bằng nguồn vốn bảo trì, Tổng cục ĐBVN và các sở GTVT trong năm 2018 đã áp dụng công nghệ cào bóc tái chế sửa chữa tập trung toàn bộ mặt đường tại 20 dự án sửa chữa lớn.

Bộ GTVT cho phép áp dụng công nghệ bảo trì dự phòng lớp mặt đường (công nghệ Microsufacing) tại 4 dự án trên địa bàn Cục Quản lý đường bộ II và IV; triển khai áp dụng 3 dự án gia cố bảo vệ nền và lề đường bằng Neo WeB; ứng dụng các loại vữa, bê tông có tính năng cao phù hợp để sửa chữa khe co giãn và các bộ phận chịu lực xung kích để bảo đảm tuổi thọ công trình sau khi sửa chữa hơn so với các công nghệ vữa và bê tông truyền thống; áp dụng công nghệ tái sinh nóng tại chỗ để vá sửa hư hỏng cục bộ (ổ gà, vỡ mặt đường bê tông nhưạ) tại các tuyến quốc lộ.

Trong công tác quản lý đã áp dụng phần mềm tuần tra, kiểm tra trên đường bộ tại nhiều đơn vị và sẽ nhân rộng ra cho tất cả các đơn vị khác. Các công ty bảo dưỡng thường xuyên đã tăng cường đầu tư thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên cầu đường so với giai đoạn trước như: Ứng dụng xe kiểm tra cầu dạng robot áp dụng tại cầu Vĩnh Thịnh, Lạch Huyện; thu thập dữ liệu bằng thiết bị di động và phân tích dữ liệu địa lý không gian tại 14 tỉnh thuộc hợp phần đường Dự án LRAMP; lập kế hoạch bảo trì mặt đường bằng phần mềm PMS trên QL3, QL21B; thu thập dữ liệu trên 300 cầu thuộc hệ thống cầu địa phương…

Ông Lê Hồng Điệp - Vụ trưởng vụ Quản lý bảo trì (Tổng cục ĐBVN) cho  biết, Tổng cục đang triển khai nghiên cứu đề tài áp dụng vật liệu sửa chữa mặt đường nhựa trong điều kiện mưa, ẩm. Đây là đề tài có tính ứng dụng cao trong điều kiện mưa ngày càng nhiều do biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Ngoài ra, Tổng cục còn triển khai nhiều hoạt động như: Thử nghiệm khe co giãn NJBR của Hàn Quốc tại cầu Kỳ Lãm km123+185, cầu Tân Bình km119+405, QL2 (sử dụng vốn của doanh nghiệp); đang chuẩn bị triển khai dự án thí điểm bê tông nhựa ấm do Bộ Giao thông và Cơ sở hạ tầng  Hàn Quốc (MOLIT) tài trợ; thi công thí điểm neo phòng chống trượt đất của Nhật Bản (vốn ODA của Nhật) tại đầu cầu Bãi Cháy; xây dựng hộ lan phòng hộ EzyGuard tại QL38N ở Nam Định; phối hợp với Trường Đại học Công nghệ GTVT tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ cào bóc tái sinh tại chỗ của CHLB Đức; phối hợp với các cơ quan của Hàn Quốc ứng dụng bê tông nhựa ấm trong bảo trì đường bộ; phối hợp với các doanh nghiệp có sản phẩm mới thí điểm lớp phủ Microsufacing trên mặt đường bê tông xi măng; phối hợp với chuyên gia Nga lập phương án kỹ thuật sửa chữa cầu Thăng Long q

Ý kiến của bạn

Bình luận