Theo nhóm nghiên cứu, Microsufacing được biết đến như là giải pháp bảo trì dự phòng mặt đường hiệu quả. Mức độ hiệu quả của giải pháp này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và dự án thử nghiệm thông qua các chỉ tiêu về độ bằng phẳng của mặt đường, chỉ số tình trạng mặt đường. Qua nghiên cứu, đã đánh giá hiệu quả khoảng từ 2 – 10 năm cho việc duy trì độ bằng phẳng, và 4 – 15 năm cho kiểm soát chỉ tiêu tình trạng mặt đường. Mức độ hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, lưu lượng và tải trọng giao thông và cấp đường.
Độ nhám hay khả năng chống trơn trượt của mặt đường là một trong những yếu tố cơ bản của đường liên quan đến an toàn giao thông. Mặt đường có độ nhám cao giúp cho xe ổn định, đảm bảo ma sát hình thành giữa mặt tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường lớn hơn nhu cầu ma sát khi xe di chuyển hoặc phanh. Ngoài hiệu quả về kiểm soát chỉ tiêu độ bằng phằng và tình trạng mặt đường, bảo trì mặt đường bằng Microsurfacing còn giúp cải thiện độ nhám và tăng cường an toàn giao thông đường bộ.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, hiệu quả dài hạn của lớp phủ Microsufacing được đánh giá qua các chỉ tiêu về gia tăng tuổi thọ của mặt đường, cải thiện tình trạng mặt đường trong thời kỳ khai thác của mặt đường, cải thiện tình trạng mặt đường qua tăng diện tích nằm dưới đường cong đặc tính tình trạng mặt đường trong thời kỳ khai thác của lớp phủ. Từ số liệu theo dõi tình trạng mặt đường được bảo trì bằng Microsurfacing, nhiều phương trình thể hiện mối quan hệ thực nghiệm được xây dựng để đánh giá hiệu quả của giải pháp bảo trì, ví dụ như mức cải thiện trung bình đặc tính mặt đường thông qua giảm mức tăng đô gồ ghề (IRI reduction), giảm lún vệt bánh (RUT reduction), và tăng chỉ số tình trạng mặt đường (PCR increase) so với các đặc trưng tương ứng ban đầu của mặt đường trước khi bảo trì.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.