Việt Nam là một quốc gia có chiều dài bờ biển lên đến 3.260 km, cùng với đó là nhiều công trình vùng ven biển như đê, kè biển, đường giao thông... Hiện nay, rất nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình ổn định mái dốc ven biển xuất hiện nhiều vấn đề vướng mắc nhưng chưa được giải quyết triệt để, như vấn đề về điều kiện sức chịu tải của nền cát kém, hiện tượng cát bay, cát chảy liên tục xảy ra trong quá trình thi công và cả trong thời kỳ khai thác.Trong xử lý hiện tượng cát bay, cát chảy hiện nay có đã có một số giải pháp, trong đó có giải pháp tác động trực tiếp vào điều kiện hình thành cát bay, cát chảy bằng cách gia cố nền cát bằng xi măng kết hợp với loại phụ gia thích hợp làm thay đổi thuộc tính cơ lý của cát biển, nhờ đó làm giảm hệ số thấm của cát, tăng dính bám của các hạt cát mịn nên làm cho các hạt cát khó di chuyển. Để tăng hiệu quả của giải pháp xử lý chống cát bay, cát chảy cần lựa chọn loại phụ gia phù hợp về chủng loại và tỷ lệ khi trộn vào nền cát gia cố xi măng. Quá trình thực hiện các thí nghiệm đánh giá hệ số thấm của cát biển khi chưa được gia cố và đã được gia cố được thực hiện với 3 nhóm thí nghiệm: Nhóm thí nghiệm thứ nhất tiến hành thí nghiệm với các mẫu cát biển tự nhiên (chưa gia cố); Nhóm thí nghiệm thứ hai thí nghiệm với những mẫu cát đã được gia cố với hàm lượng xi măng hợp lý; Nhóm thí nghiệm thứ ba là thí nghiệm với những mẫu cát đã được gia cố hàm lượng xi măng + phụ gia hợp lý.
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của phụ gia polyme vô cơ trong gia cố nền cát biển bằng xi măng nhằm chống hiện tượng cát chảy khi xây dựng các công trình hạ tầng ven biển như nền đường, mái dốc.
Tác giả: PGS. TS. TRẦN QUỐC ĐẠT - Trường Đại học Giao thông vận tảin
ThS. Thiếu tá. NGUYỄN VĂN HIỀN - Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòngn
ThS. TRỌNG KIẾN DƯƠNG - Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.