Ván bạc “được ăn cả, ngã về không” giá 16 tỷ USD của Uber

Ứng dụng 31/08/2016 05:16

Canh bạc này sẽ là yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ tới tương lai của nền kinh tế và giao thông vận tải…

vanbacduocancangavekhonggia16tyusdcuauber-14723874
 

Bloomberg Businessweek mới đây đã tiết lộ rằng Uber đang tiêu tốn một số tiền không nhỏ để tìm ra một mô hình kinh doanh áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, Uber đã mất 1,27 tỷ USD trên toàn bộ hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2016. Tuy nhiên, sau một quý thành công tại Mỹ, Uber đang chi thêm nhiều tiền hơn vào thị trường này (trong khoản vốn khổng lồ lên tới 16 tỷ USD họ gọi được) để triệt hạ những đối thủ cạnh tranh như Lyft, một công ty cung cấp dịch vụ tương tự.

Để nỗ lực chiếm ưu thế trong cuộc đua của các ứng dụng cung cấp dịch vụ đi chung xe, Uber đang phải đưa ra giá cực kỳ ưu đãi cho nhóm người dùng được các nhà đầu tư hỗ trợ. Trong quý thứ 2 năm 2016, Uber đã thua lỗ 100 triệu USD. Theo Bloomberg, Lyft cũng không hề khá khẩm hơn khi mất gần 50 triệu USD/tháng.

Eric Newcomer, phóng viên của Bloomberg, cho biết Uber đã tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá với Lyft trong năm 2016, điều này cũng góp phần gây ra những tổn thất nghiêm trọng. Uber đã thông báo với các nhà đầu tư rằng công ty này sẵn sàng chi tiền để giữ thị phần tại Mỹ. Theo một nguồn đáng tin cậy, Uber hiện đang sở hữu khoảng 84 – 87% thị phần tại Mỹ. Một nhà đầu tư nói rằng ông đã dự đoán trước được việc Uber sẽ tiếp tục thua lỗ thêm tại thị trường Mỹ từ 1 tới 2 quý tiếp theo.

Chiến lược mà Uber theo đuổi mà một trong những ưu thế: Khiến người dùng gắn bó với dịch vụ của họ, từ đó đẩy Lyft và những hãng taxi truyền thống ra khỏi thị trường Mỹ bằng cách phá giá; sau đó Uber sẽ tăng giá trở lại một khi đã chiếm ưu thế hoàn toàn. Đây là một chiến lược Wal Mart đã áp dụng thành công. Jet.com cũng từng đi theo để cạnh tranh với Amazon, trước khi hãng bán lẻ trực tuyến này sát nhập vào Wal-Mart. Mô hình kinh doanh này đã sản sinh ra nhiều hãng viễn thông độc quyền tại các thành phố trên khắp lãnh thổ nước Mỹ.

Uber đang phá giá để người dùng lãng quên Lyft trong khi Lyft cũng nỗ lực giảm giá để trụ lại thị trường. Cả hai công ty đều đang chi tiêu đống tiền vào cuộc đua mà ai cũng có thể hiểu được bản chất của nó là gì. Thị trường dịch vụ đi chung xe không có tương lai bền vững, điều này được chứng minh bởi một trong số những sự thật dưới đây:

1. Dịch vụ “đi chung xe” sẽ sớm được thay thế bằng những phương tiện không người lái đáng tin cậy.

2. Phí cho dịch vụ “đi chung xe” sẽ tăng lên đáng kể.

3. Một hoặc một số công ty sẽ phá hoặc sẽ mất đi khả năng cạnh tranh.

Canh bạc lớn mà hai công ty này tham gia sẽ dẫn tới một kết quả tất yếu là điều thứ 1 trước khi điều 2 và 3 xảy ra.

Nhưng ngay cả khi chúng ta có thể chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của dịch vụ taxi tự hành trong tương lai gần, sẽ vẫn còn đó vô vàn câu hỏi ảnh hưởng tới việc bạn sẽ phải trả bao nhiêu cho một chuyến đi: Công ty nào sẽ là chủ sở hữu của những chiếc xe này?

Nếu là Uber, thì điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào khi quan điểm cốt lõi của Uber là không sở hữu bất kì một chiếc xe nào cả? Ai sẽ đầu tư cho việc hoàn thiện công nghệ này? Và liệu Tesla, Google hay Ford có thể đánh bật họ ra khỏi thị trường này? Đây là những câu hỏi cần tới hàng tỷ đô la để trả lời, quá khó cho bất kì sự đảm bảo nào cho việc tất cả điều này sẽ diễn ra như thế nào.

Uber có thể sẽ tung đòn quyết định bằng cách đưa ra dịch vụ xe tự hành và vẫn giữ nguyên giá với hy vọng sẽ khiến tất cả mọi người quên đi mong muốn sở hữu một chiếc xe riêng cho mình.

Uber sẽ tung ra dịch vụ xe tự hành, đá bay Lyft, rồi kích giá thị trường dịch vụ taxi. Chắc chắn sẽ có sự liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh có nguồn đầu tư vô tận, cố gắng giảm sức ảnh hưởng của Uber và giữ cho giá cả dịch vụ trên toàn thị trường ổn định ở mức thấp. Trong một vài năm tới, Tesla có thể sẽ tham gia cuộc chơi, biến đổi đội quân xe hơi hùng hậu thành những chiếc taxi phục vụ nhu cầu di chuyển của mọi người.

Uber sẽ dần hoàn thiện những chiếc xe tự hành của mình, tiếp tục chấp nhận lỗ bởi vì chi phí cho công nghệ này không hề rẻ, nhưng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ bởi vì cái tên Uber đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người vì sự thuật tiện của nó và gần như đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng.

Những nhà đầu tư ban đầu của Uber có thể sẽ rất sốt ruột và bực bội khi số tiền mà họ bỏ ra không hề mang lại cho họ một đồng lãi nào cả, và họ yêu cầu Uber có những phương án về việc tăng giá lâu dài cho dịch vụ này.

Chung quy lại, dịch vụ đi chung xe sẽ không thể tồn tại mãi, chắc chắn sẽ có những sự biến đổi cần thiết và chính những điều đó sẽ là những yếu tố quan trọng có tác động lớn tới nền kinh tế cũng như ngành vận tải trong tương lai.

Ý kiến của bạn

Bình luận