Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý |
Người đang bị tạm giam, tạm giữ cũng được bầu cử
Tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến đề nghị để người đang bị tạm giam, tạm giữ được thực hiện quyền bầu cử vì về mặt pháp lý những người này chưa bị coi là có tội và không nên bị tước mất quyền bầu cử.
Ông Phan Trung Lý cho biết, Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến nói trên và đề nghị trong Luật chỉ quy định tước quyền bầu cử đối với người mà bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quyết định của Toà án, đang phải ngồi tù hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
Cần đại biểu biết chế tạo máy bay, tàu ngầm
Trao đổi về tiêu chuẩn người ứng cử ĐB QH và HĐND, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng tiêu chuẩn là vấn đề quyết định chất lượng ĐB và các cơ quan dân cử. Tiêu chuẩn người ứng cử ĐB QH và HĐND có thể giống nhau nhưng không phải là một, do vậy luật này cần quy định rõ.
ĐB Đỗ Văn Đương |
ĐB Dương cũng đề nghị, ngoài các ĐB chuyên trách, nên chọn cả những nông dân, kỹ sư giỏi, những người biết tăng năng suất lao động, thậm chí chế tạo máy bay, tàu ngầm..., những cán bộ trung, cao cấp đã nghỉ hưu, có sức khỏe tốt, tư duy trẻ trung, dày dặn kinh nghiệm cuộc sống và công tác, không vướng bận công việc gì khác...
Phải cấm ứng viên làm từ thiện khi đang ứng cử
ĐB Âu Thị Tuyết Mai (Tuyên Quang) cho rằng ứng cử viên làm từ thiện khi trong quá trình ứng cử rất dễ trở thành tiêu cực, dễ trở thành hành động lấy lòng, lấy phiếu của cử tri, không công bằng với đại biểu khác.
Đồng ý với bà Mai, ĐB Phạm Trường Dân (Quảng Nam) còn cho rằng phải quy định rõ hơn là người thân của ứng cử viên cũng không được làm từ thiện trong thời gian ứng cử. Và nhất thiết phải có cả quy định chế tài xử lý để tránh sơ hở trong quá trình vận động bầu cử.
Về biện pháp để nâng chất lượng đại biểu, đại biểu Huỳnh Ngọc Chương (Cà Mau) đã đề nghị phải quy định đại biểu nào trong nhiệm kỳ hoạt động tốt, có chất lượng thì mới được tiếp tục ứng cử vào nhiệm kỳ sau.
Ông Chương đánh giá tỷ lệ đại biểu tái cử trong tại HĐND và Quốc hội ở Việt Nam hiện nay là rất thấp. Tại Quốc hội trung bình chỉ khoảng 27% đại biểu tái cử, riêng khóa XIII là 33%. Trong khi đó ở Mỹ thì tại hạ viện sau mỗi khóa chỉ có khoảng 1/3 đại biểu mới. “Đại biểu mới nhiều như thế sẽ không đảm bảo chất lượng và tính liên tục được” - ĐB Huỳnh Ngọc Chương đánh giá.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.