Vận tải biển một năm tăng trưởng ấn tượng

Tác giả: Trịnh Xuân

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 04/02/2019 07:43

Nhờ tái cơ cấu đúng hướng, vận tải biển Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, tổng sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam liên tục tăng trưởng. Hệ thống cảng biển cơ bản đáp ứng yêu cầu luân chuyển hàng hóa, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế biển hội nhập sâu rộng. Với con số tăng trưởng năm 2018 đầy ấn tượng, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt 524,7 triệu tấn (không bao gồm sản lượng hàng hóa quá cảnh không bốc dỡ), tăng 19% so với năm 2017.

 

van tia bien 1
 

Bứt phá để vươn xa

Tính đến tháng 12/2018, đội tàu biển Việt Nam có 1.593 tàu (trong đó tàu vận tải hàng hóa là 1.128 tàu) với tổng dung tích 4,8 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu DWT. Theo số liệu thống kê của UNCTAD năm 2018, đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới. Trong đó, số lượng tàu hàng tổng hợp có 819 tàu, chiếm tỷ trọng hơn 72,6%; tàu chở hàng rời có 99 tàu, chiếm 8,7%; tàu chở dầu có 150 tàu chiếm 13%; tàu chuyên dụng khí hóa lỏng có 16 tàu, chiếm 1,4%; đội tàu container có 41 tàu, chiếm 3,6%.

Bên cạnh đó, cơ cấu đội tàu biển Việt Nam thời gian qua đã có bước cải thiện đáng kể, đội tàu phát triển theo hướng chuyên dụng hóa, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước. Cụ thể, đội tàu container Việt Nam tăng trưởng nhanh, số lượng tàu tăng từ 19 tàu trong năm 2013 lên 41 tàu trong năm 2018, tăng bình quân 35,9%/năm. Tuy nhiên, đội tàu cũng chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa và vận tải hàng feeder tại một số nước trong khu vực, chưa tăng được thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Đội tàu dầu, khí hóa lỏng tăng 13,5% so với năm 2017.

Tuổi tàu bình quân của đội tàu Việt Nam là 14,7 tuổi (giảm 0,2 tuổi so với năm 2017 là 14,9 tuổi). Theo số liệu của UNCTAD, tuổi tàu bình quân của thế giới là 20,8 tuổi, như vậy tuổi tàu của đội tàu Việt Nam trẻ hơn 6,1 tuổi so với tuổi tàu trung bình của thế giới. Trong đó, tàu có độ tuổi trung bình trẻ nhất là tàu hàng tổng hợp 14,2 tuổi, tàu có độ tuổi cao nhất là tàu khí hóa lỏng 22,9 tuổi, tàu container 16,3 tuổi, tàu dầu hóa chất 16,4 tuổi. Đội tàu Việt Nam trẻ hóa trong thời gian qua là do quá trình tái cơ cấu đội tàu đã mang lại hiệu quả, số lượng tàu được đầu tư mới tăng lên.Song song với đó là số lượng chủ tàu Việt Nam khoảng 600 chủ tàu, trong đó khoảng 60 - 70 chủ tàu có đội tàu có dung tích trên 14.000 tấn trở lên, còn lại là các chủ tàu tư nhân đa phần chỉ sở hữu có 01 hoặc 02 tàu.

Nhiều chỉ số tăng trưởng ấn tượng

Bằng các giải pháp hữu hiệu, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện năm 2018 ước đạt 144,6 triệu tấn, khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 153.079 triệu tấn.km, tăng 10,9% so với năm 2017, chiếm 55,6% trong tổng tỷ trọng hàng hóa luân chuyển trên cả nước. Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam cơ bản đã đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời… Hàng hóa vận chuyển nội địa chủ yếu là các mặt hàng gia dụng, lương thực, than, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, container, xăng dầu, hàng hóa tổng hợp… Đối với vận tải biển quốc tế, đội tàu container Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một số tàu hàng rời đã vận tải hàng hóa trên các tuyến châu Âu.

Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển của các phương tiện thủy nội địa năm 2018 ước đạt 171,6 triệu tấn, tăng 30,5 so với năm 2017 (131,5 triệu tấn), số lượt phương tiện ra, vào cảng đạt 30,2 nghìn lượt, tăng 39,4% so với năm 2017 (21,7 nghìn lượt), trong đó phương tiện VR-SB đảm nhận là 35,2 triệu tấn, tăng 88% so với năm 2017.

Bên cạnh đó, việc kết nối vận tải giữa đường biển với đường thủy nội địa đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển bằng phương tiện thủy nội địa năm 2016 là 97,5 triệu tấn (chiếm 21,2% so với tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển), năm 2017 là 131,5 triệu tấn (chiếm 25% so với tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển), năm 2018 là 171,6 triệu tấn (chiếm 32,7% so với tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển). Như vậy, thị phần đã tăng 11,5% từ năm 2016 đến năm 2018, tương ứng sản lượng vận tải từ cảng biển kết nối với phương tiện đường bộ giảm đi 11,5% từ năm 2016 so với năm 2018.

Có thể nói, nhờ những giải pháp quyết liệt trong việc tái cơ cấu, đẩy mạnh kết nối các phương thức vận tải đã góp phần thay đổi cơ cấu theo hướng tăng thị phần vận tải của phương tiện thủy nội địa, giảm thị phần vận tải của phương tiện đường bộ, góp phần giảm tải cho đường bộ, giảm UTGT khu vực cảng biển

Bứt phá để vươn xa


Tính đến tháng 12/2018, đội tàu biển Việt Nam có 1.593 tàu (trong đó tàu vận tải hàng hóa là 1.128 tàu) với tổng dung tích 4,8 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu DWT. Theo số liệu thống kê của UNCTAD năm 2018, đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới. Trong đó, số lượng tàu hàng tổng hợp có 819 tàu, chiếm tỷ trọng hơn 72,6%; tàu chở hàng rời có 99 tàu, chiếm 8,7%; tàu chở dầu có 150 tàu chiếm 13%; tàu chuyên dụng khí hóa lỏng có 16 tàu, chiếm 1,4%; đội tàu container có 41 tàu, chiếm 3,6%.


Bên cạnh đó, cơ cấu đội tàu biển Việt Nam thời gian qua đã có bước cải thiện đáng kể, đội tàu phát triển theo hướng chuyên dụng hóa, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước. Cụ thể, đội tàu container Việt Nam tăng trưởng nhanh, số lượng tàu tăng từ 19 tàu trong năm 2013 lên 41 tàu trong năm 2018, tăng bình quân 35,9%/năm. Tuy nhiên, đội tàu cũng chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa và vận tải hàng feeder tại một số nước trong khu vực, chưa tăng được thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Đội tàu dầu, khí hóa lỏng tăng 13,5% so với năm 2017.


Tuổi tàu bình quân của đội tàu Việt Nam là 14,7 tuổi (giảm 0,2 tuổi so với năm 2017 là 14,9 tuổi). Theo số liệu của UNCTAD, tuổi tàu bình quân của thế giới là 20,8 tuổi, như vậy tuổi tàu của đội tàu Việt Nam trẻ hơn 6,1 tuổi so với tuổi tàu trung bình của thế giới. Trong đó, tàu có độ tuổi trung bình trẻ nhất là tàu hàng tổng hợp 14,2 tuổi, tàu có độ tuổi cao nhất là tàu khí hóa lỏng 22,9 tuổi, tàu container 16,3 tuổi, tàu dầu hóa chất 16,4 tuổi. Đội tàu Việt Nam trẻ hóa trong thời gian qua là do quá trình tái cơ cấu đội tàu đã mang lại hiệu quả, số lượng tàu được đầu tư mới tăng lên.
Song song với đó là số lượng chủ tàu Việt Nam khoảng 600 chủ tàu, trong đó khoảng 60 - 70 chủ tàu có đội tàu có dung tích trên 14.000 tấn trở lên, còn lại là các chủ tàu tư nhân đa phần chỉ sở hữu có 01 hoặc 02 tàu.



Nhiều chỉ số tăng trưởng ấn tượng


Bằng các giải pháp hữu hiệu, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện năm 2018 ước đạt 144,6 triệu tấn, khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 153.079 triệu tấn.km, tăng 10,9% so với năm 2017, chiếm 55,6% trong tổng tỷ trọng hàng hóa luân chuyển trên cả nước. Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam cơ bản đã đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời… Hàng hóa vận chuyển nội địa chủ yếu là các mặt hàng gia dụng, lương thực, than, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, container, xăng dầu, hàng hóa tổng hợp… Đối với vận tải biển quốc tế, đội tàu container Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một số tàu hàng rời đã vận tải hàng hóa trên các tuyến châu Âu.


Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển của các phương tiện thủy nội địa năm 2018 ước đạt 171,6 triệu tấn, tăng 30,5 so với năm 2017 (131,5 triệu tấn), số lượt phương tiện ra, vào cảng đạt 30,2 nghìn lượt, tăng 39,4% so với năm 2017 (21,7 nghìn lượt), trong đó phương tiện VR-SB đảm nhận là 35,2 triệu tấn, tăng 88% so với năm 2017.


Bên cạnh đó, việc kết nối vận tải giữa đường biển với đường thủy nội địa đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển bằng phương tiện thủy nội địa năm 2016 là 97,5 triệu tấn (chiếm 21,2% so với tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển), năm 2017 là 131,5 triệu tấn (chiếm 25% so với tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển), năm 2018 là 171,6 triệu tấn (chiếm 32,7% so với tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển). Như vậy, thị phần đã tăng 11,5% từ năm 2016 đến năm 2018, tương ứng sản lượng vận tải từ cảng biển kết nối với phương tiện đường bộ giảm đi 11,5% từ năm 2016 so với năm 2018.


Có thể nói, nhờ những giải pháp quyết liệt trong việc tái cơ cấu, đẩy mạnh kết nối các phương thức vận tải đã góp phần thay đổi cơ cấu theo hướng tăng thị phần vận tải của phương tiện thủy nội địa, giảm thị phần vận tải của phương tiện đường bộ, góp phần giảm tải cho đường bộ, giảm UTGT khu vực cảng biển

 

Ý kiến của bạn

Bình luận