Vượt đèn đỏ khi thi bằng lái xe sẽ bị đánh trượt

Giao thông 24h 20/08/2018 07:18

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu nghiên cứu bổ sung quy định truất quyền sát hạch đối với các thí sinh vi phạm các tình huống tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT nghiêm trọng như: không tuân thủ tín hiệu đèn, vi phạm vạch phân làn tại ngã tư; không dừng xe tại nơi giao nhau với đường sắt...

 

Vượt đèn đỏ khi thi bằng lái xe sẽ bị đa
Vượt đèn đỏ khi sát hạch lái xe sẽ bị truất quyền thi

Công tác đạo tạo, sát hạch lái xe hiện được Bộ GTVT đặc biệt quan tâm. Không phải “vô duyên vô cớ”, trong 2 tháng qua (tháng 7 và 8), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã 2 lần chủ trì cuộc họp về công tác đào tạo, cấp bằng lái xe.

Tăng bộ câu hỏi lý thuyết lên 500

Ông Nguyễn Thắng Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, kết cấu của bộ 500 câu hỏi được xây dựng trên cơ sở bộ 450 câu hỏi cũ và bổ sung thêm 50 câu hỏi mới.

Các lĩnh vực được bổ sung gồm: 15 câu sa hình mới, trong đó 2 câu liên quan đến đường sắt, nâng tổng số lên 13 câu liên quan đến đường sắt. Cùng đó, 25 câu về biển báo mới cũng được bổ sung để phù hợp với Quy chuẩn 41:2016 về báo hiệu đường bộ.

Ngoài ra, 10 câu hỏi về kỹ thuật lái xe liên quan đến kỹ năng xử lý tình huống trên đường cao tốc, đường trơn trượt, đường có băng tuyết cũng được bổ sung thêm.

Theo ông Quân, trong lần sửa đổi bộ câu hỏi, không chỉ bổ sung thêm 50 câu hỏi mới mà Tổng cục sẽ rà soát lại toàn bộ 450 câu hỏi cũ. Bộ 500 câu hỏi mới sẽ kết cấu lại các câu hỏi và phương án trả lời.

Theo đó, chỉ có 1 ý trả lời đúng thay vì ở bộ 450 câu hỏi cũ có nhiều câu trả lời gồm 2 ý trả lời đúng, thí sinh trả lời thiếu 1 ý Trong tháng 8 này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo xin ý kiến về giáo trình đào tạo lái xe và bộ câu hỏi thi.

Dự kiến, giáo trình mới sẽ được ban hành vào tháng 10-2018. Từ tháng 11- 2019 sẽ chuyển thành giáo trình điện tử để thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập của học viên.

Một mặt tăng nội dung bộ câu hỏi, một mặt, Bộ GTVT sẽ siết chặt lại lĩnh vực này. Theo đó, vào ngày 9-7, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì họp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các đơn vị liên quan đề đào tạo, sát hạch lái xe. Ngày 15-8 vừa qua, cũng lãnh đạo Bộ GTVT lại họp về vấn đề này.

Thông tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, từ năm 1995-1998, thời gian đào tạo lái xe hạng B2 là 6 tháng, đến nay giảm xuống chỉ còn trên 3 tháng. Trong khi đó các nước như: Nhật Bản hay Singgapore, thời gian đào tạo hạng B2 chỉ là 1 tháng. Thời gian học lý thuyết hạng B2 hiện là 168 giờ, trong khi đó hai nước trên chỉ có 26 giờ. Thời gian đào tạo thực hành của một học viên hiện lên đến 84 giờ, cao hơn nhiều Nhật Bản hay Singgapore chỉ đào tạo 34 giờ.

Tỷ lệ học viên thi đỗ hiện là 65%, trước đây khi chưa áp dụng công nghệ thông tin, tỷ lệ này lên đến trên 90%. Trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX có sự giám sát chặt chẽ, đặc biệt là khâu sát hạch.

Sẽ có cơ chế chống lái xe giả mất bằng để được cấp lại

Tại các cuộc họp về đào tạo, sát hạch GPLX gần đây, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát lại nội dung giáo trình đào tạo bổ sung đầy đủ các tình huống giao thông cho phù hợp, sát với thực tiễn như: nút giao phức hợp, đường bộ giao cắt với đường sắt, điểm ra vào đường cao tốc, nút giao từ đường phụ ra đường chính; đường đèo dốc, đường có sương mù, đường trơn trượt, đường cao tốc, hầm đường bộ, cầu vượt sông lớn…

Đặc biệt, trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tế, nghiên cứu tăng số lượng câu hỏi trong bộ câu hỏi, tăng số câu hỏi trong một đề thi và điều chỉnh rút ngắn thời gian sát hạch lý thuyết của học viên cho phù hợp. Trong đó, nghiên cứu quy định một số câu hỏi liên quan đến các tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông nghiêm trọng để đánh giá kết quả không đạt phần sát hạch lý thuyết khi thí sinh trả lời sai.

Trong sát hạch lái xe, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu nghiên cứu bổ sung quy định truất quyền sát hạch đối với các thí sinh vi phạm các tình huống tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT nghiêm trọng như: không tuân thủ tín hiệu đèn, vi phạm vạch phân làn tại ngã tư; không dừng xe tại nơi giao nhau với đường sắt.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu cứu bổ sung quy định truất quyền sát hạch đối với các thí sinh phạm lỗi gây mất an toàn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT nghiêm trọng khi tham gia giao thông trên đường giao thông công cộng.

Đối với việc quản lý và cấp GPLX, ông Thể yêu cầu nghiên cứu quy định nhằm hạn chế tình trạng giả khai báo mất để được cấp lại GPLX nhiều lần; đồng thời phối hợp với Bộ Công an để chia sẻ dữ liệu vi phạm của người lái xe, không để xảy ra tình trạng người bị tạm giữ GPLX giả khai báo mất để được cấp lại GPLX.

Ý kiến của bạn

Bình luận