Xây dựng đô thị thông minh bền vững là xu hướng tất yếu

Ý kiến phản biện 08/05/2019 06:04

Ngày 6/5, tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế “Đô thị thông minh: từ nghiên cứu đến ứng dụng triển khai” do Tập đoàn công nghệ CMC phối hợp với Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cùng Tổ chức Mạng lưới học thuật Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) đã được diễn ra.


   

anh 1 ong Nguyen Trung Chinh
Ông Nguyễn Trung Chính khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng chung tay xây dựng thành phố thông minh, từ khâu tư vấn, thiết kế, cho đến đầu tư để triển khai các dịch vụ”.

Hội thảo là cơ hội tạo ra sự kết nối giữa các nhà khoa học của Nhật Bản với các nhà khoa học, doanh nghiệp trong nước, nhằm cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Đô thị thông minh, chỉ ra các cơ hội nghiên cứu và hợp tác chuyển giao công nghệ giữa các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp.

Đô thị thông minh – Hướng phát triển bền vững

 Tiến sĩ Tạ Đức Tùng, Đại học Tokyo, Nhật Bản cho biết: Một trong những thách thức lớn nhất mà Nhật Bản đang gặp phải là vấn đề dân số già. Để đối phó với vấn đề này, một trong những nỗ lực là xây dựng các thành phố thông minh, tự động hóa vào hầu hết mọi khía cạnh của Thành phố.

Phát triển đô thị thông minh và bền vững đang là mục tiêu của rất nhiều thành phố trên thế giới. Tại Việt Nam, đã có nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc đang triển khai hoặc khởi động về các đề án về đô thị thông minh. Việc lên kế hoạch, nghiên cứu lộ trình và các giải pháp phục vụ cho mục tiêu xây dựng, phát triển các đô thị thông minh và bền vững không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn cần có sự đóng góp của cả các doanh nghiệp và người dân.

Thành phố thông minh có các đặc điểm chính là thành phố hiện đại, có nền kinh tế số, môi trường thông minh, quản trị thông minh, giao thông thông minh, năng lượng thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, và nhiều yếu tố thông minh khác. Ở đó, công nghệ thông tin và truyền thông (hệ thống IoT trong các ứng dụng, mạng viễn thông (Wifi, 4G/5G), điện thoại thông minh, Big data và hệ thống phân tích sử dụng trí tuệ nhân tạo) được ứng dụng và làm cho công việc xây dựng, quản lý và phát triển thành phố trở lên hiệu quả hơn, thông minh hơn, cung cấp dịch vụ, tiện ích tới người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng thành phố thông minh nhằm hướng tới cuộc sống tốt đẹp cho người dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, xây dựng thành phố thông minh (Smart city) đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức về vấn đề đô thị. Tại Việt Nam, từ nhiều năm qua đã có nhiều công ty, tập đoàn lớn đầu tư nghiên cứu để phát triển những ứng dụng cho Smart city, tạo dựng các kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống… để có thể triển khai hoạt động của hệ thống đồng bộ và ổn định theo chuẩn quốc tế. Tập đoàn CMC là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc đẩy mạnh xây dựng thành phố thông minh.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Trung Chính – Chủ tịch, Tổng Giám đốc CMC cho biết: Với tình yêu và niềm đam mê, Tập đoàn Công nghệ CMC không ngừng phấn đấu để trở thành tập đoàn hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Viễn thông bằng phương pháp không ngừng sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ cao. Ông khẳng định: “CMC với tư cách một tập đoàn công nghệ tại Việt Nam rất mong muốn được lắng nghe, tìm hiểu các kinh nghiệm, mô hình thành phố thông minh trên thế giới. Được biết các nhà khoa học Nhật Bản và các giáo sư, tiến sỹ Việt Nam tại Nhật đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực này, chúng tôi hi vọng sẽ có được nhiều thông tin, kiến thức qua buổi Hội thảo này. Bên cạnh đó, CMC cũng sẽ chia sẻ những hiểu biết của chúng tôi trong thời gian qua về nghiên cứu công nghệ phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam.”

Theo Tiến sĩ Lê Anh Sơn, Đại học Nagoya, Nhật Bản: “Thành phố thông minh không những ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia có nhiều triển vọng để phát triển. Những thành tựu khoa học công nghệ mà Việt Nam có thể tiếp cận được với các nước trên thế giới có thể thực hiện được nếu như chúng ta đồng sức, đồng lòng và có sự giúp đỡ của Chính phủ”.

anh 3 TS Le Anh Sơn
Tiến sĩ Lê Anh Sơn, Đại học Nagoya, Nhật Bản: “Thành phố thông minh không những ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia có nhiều triển vọng để phát triển.

Cần sự kết hợp của nền tảng các nguồn lực

Tiến sĩ Tạ Đức Tùng, Đại học Tokyo, Nhật Bản: Nhật bản đang bắt đầu xây dựng thành phố thông minh, bắt đầu từ những dự án năm 2010.Họ xây dựng thành phố thông minh bắt nguồn từ thành phố cũ, có những loại hình thành phố thông minh xây dựng từ thành phố mới. Việt Nam nên học tập mô hình xây dựng thành phố thông minh trên cơ sở những thành phố cũ đã có sẵn. Ngoài học tập về chính sách, việc quy hoạch giao thông trong thành phố, việc quản lý các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí, rác thải, cũng là 1 trong những nội dung Việt Nam nên học tập Nhật Bản. Việt Nam hoàn toàn có khả năng xây dựng thành phố thông minh nếu có chiến lược phù hợp, cụ thể và có hành động quyết liệt.

Tuy nhiên, theo TS Tạ Đức Tùng: “Việt Nam để xây dựng thành phố thông minh theo tôi cần cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững sao cho tổng hòa giữa phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường trong sạch”.

anh 4 TS Ta Duc Tung
TS Tạ Đức Tùng: “Việt Nam để xây dựng thành phố thông minh theo tôi cần cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững sao cho tổng hòa giữa phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường trong sạch”.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ dựa vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của cuộc CMCN 4.0 là chưa đủ, để chuyển đổi thành Smart city còn đòi hỏi chuyển đổi cách hành pháp, quản trị và vận hành của các thành phố. Trong đó, chính quyền phải xây dựng một tầm nhìn rõ ràng để có một lộ trình đúng hướng, qua đó xây dựng quy hoạch tổng thể, tạo các cơ chế chính sách để thúc đẩy các công ty, tập đoàn nghiên cứu, phát triển và làm chủ được các ứng dụng cho thành phố thông minh.. Việt Nam đang có nhiều cơ hội để bắt kịp cuộc CMCN 4.0 khi xây dựng được Smart city với các tiêu chuẩn quốc tế chứ không đơn thuần chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Ông Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh: Thông qua buổi hội thảo này, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, giới học thuật, các chuyên gia trong nước và quốc tế có cơ hội cùng chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm và những bài học về phát triển đô thị thông minh, khả năng ứng dụng tại Việt Nam, đồng thời đề xuất những vấn đề về chính sách Chính phủ cần hành động để hướng về mục tiêu phát triển bền vững.

anh 3 ong Nguyen Vu Khai
Ông Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh: “hội thảo này, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, giới học thuật, các chuyên gia trong nước và quốc tế có cơ hội cùng chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm và những bài học về phát triển đô thị thông minh”

Tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thành Vinh, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật công nghiệp tiên tiến, Nhật bản đã chia sẻ về: “Công nghệ cảm biến cho đô thị thông minh: Mô hình tại Nhật Bản”, Tiến sĩ Nguyễn Thành Vinh đã trình bày về những nghiên cứu mới nhất tại Nhật trong lĩnh vực chế tạo cảm biến cơ học sử dụng công nghệ cơ điện tử vi mô. Những cảm biến này có thể đo các đại lượng cơ học như lực, dao động, ma sát, áp suất với độ nhạy cao, vì vậy có thể được ứng dụng trong điều khiển Robot, chăm sóc sức khỏe, quan trắc cơ sở hạ tầng, v.v. Qua đó, Tiến sĩ Nguyễn Thành Vinh khẳng định các thành viên VANJ luôn mong muốn làm cầu nối để giới thiệu và chuyển giao công nghệ tại Nhật bản về Việt Nam để góp phần thành phố thông minh trong thời gian tới.

anh 5 TS Nguyen Thanh Vinh
TS Nguyễn Thành Vinh chia sẻ về “Công nghệ cảm biến cho đô thị thông minh: Mô hình tại Nhật Bản”

Thành phố thông minh là xu hướng tất yếu nếu Việt Nam muốn bắt kịp con tàu CMCN 4.0. Việt Nam đang có đầy đủ các cơ hội để xây dựng được các Smart city của người Việt khi đã sở hữu hệ thống công nghệ tốt, phát triển sau nên đi tắt đón đầu. Nhất là thời điểm hiện tại có rất nhiều tổ chức, đơn vị muốn triển khai thí điểm dựa trên những ứng dụng đã được các nước phát triển dùng thành công.

Tuy nhiên, hiện nay giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vẫn chưa có đồng bộ về hệ thống và sự tương tác với nhau. Do đó, cần sớm xây dựng khung pháp lý, các tiêu chuẩn, tiêu chí về hạ tầng, dữ liệu và thiết bị phục vụ thành phố thông minh mang tầm quốc gia để liên kết vùng miền; thí điểm mô hình Smart city mẫu để nghiên cứu và nhân rộng. Có cơ chế giám sát, bảo đảm việc xây dựng thành phố thông minh qua bảng đánh giá xếp hạng theo chuẩn quốc tế và có cơ chế thúc đẩy các công ty vừa và nhỏ tiếp cận thị trường cung cấp dịch vụ cho Chính phủ. Nhất là để triển khai Smart city cần đặt ra những mục tiêu dài hạn, lấy người dân làm trung tâm, đưa các ứng dụng, nền tảng công nghệ phục vụ người dân và xã hội.

Hội thảo này cũng là một trong những hoạt động bên lề của sự kiện Kết nối các nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ quốc tế phục vụ thương mại hoá kết quả nghiên cứu giữa trường đại học và doanh nghiệp do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức từ ngày 03-06/5. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm hướng đến chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.

 Một số hình ảnh đi tham quan tại CMC:

anh 6 toan canh HT
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế “Đô thị thông minh: từ nghiên cứu đến ứng dụng triển khai”

 

anh7.1 tham quan CMC

 

anh 7.2 tham quan CMC

 

anh 7.3 di tham quan CMC

 

VANJ là tổ chức học thuật Việt Nam tại Nhật Bản được thành lập vào năm 2016.Với tư cách là một cộng đồng đa ngành chia sẻ một Tầm nhìn chung về những người kết nối, định hình tương lai.

Các thành viên của VANJ là các nhà nghiên cứu và chuyên gia của Vỉetnamese (bao gồm các ứng cử viên và nghiên cứu sinh tiến sĩ) hiện đang làm việc (hoặc đã từng làm việc) trong các trường đại học, nghiên cứu, tổ chức hoặc công ty ở Nhật Bản.

Các nhiệm vụ tiên quyết của VANJ là hỗ trợ và thúc đẩy kết nối tất cả các thành viên, để tối ưu hóa sự đóng góp của các thành viên cho Khoa học, công nghệ và giáo dục của Việt Nam và đặc biệt là phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản. VANJ đang tập trung vào ba lĩnh vực hoạt động chính: Hội thảo khoa học và bán hàng, Cơ sở dữ liệu (của các chuyên gia Việt Nam, nghiên cứu và nghiên cứu), và các dự án hợp tác với nhiều đối tác tại Việt Nam, bao gồm cả NASATI.

Ý kiến của bạn

Bình luận