Xử lý xe quá tải: Nơi quyết liệt, nơi "tháo khoán"

Tác giả: Lê Minh

saosaosaosaosao
Bạn đọc 13/12/2021 06:00

Theo ghi nhận của Tạp chí GTVT, giữa cao điểm xử lý xe quá, bên cạnh những địa phương đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN, tại một số địa phương vi phạm vẫn diễn ra công khai, nhức nhối.

IMG_20211210_214046

Xe quá tải bùng phát tại các địa phương trên nhiều tuyến quốc lộ.

Trước tình trạng xe quá tải lưu thông trên một số quốc lộ, đường đô thị và đường địa phương tái diễn, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, mất an toàn giao thông, đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ qua các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình... Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục quản lý chuyên ngành Đường bộ và Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe dịp cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GTVT, Công an tỉnh và chính quyền cấp cơ sở tăng cường phối hợp triển khai kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn địa phương bằng trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và các thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe đã được cấp; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành đẩy mạnh công tác kiểm soát tải trọng xe theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT, đặc biệt là việc kiểm soát tải trọng xe tại các khu vực đầu nguồn hàng, cảng, bến, nhà ga, kho bãi.

Điểm nóng đã bớt “nóng”

Những ngày đầu tháng 12, PV Tạp chí GTVT theo chân tổ công tác của Phòng CSGT Ninh Bình TTKS, xử lý vi phạm chở hàng quá tải trên các cung đường ĐT477, Quốc lộ 10, Quốc lộ 1A, một trong những tuyến đường được phản ánh có nhiều xe ô tô chở hàng có dấu hiệu quá tải. Chỉ một thời gian ngắn, các tổ công tác đã phát hiện rất nhiều trường hợp vi phạm.

Thượng tá Đỗ Văn Bình - Phó Trưởng phòng CSGT Ninh Bình - cho biết, hiện Ninh Bình đang duy trì các chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên các tuyến đường nên lực lượng CSGT thực hiện TTKS mỏng hơn so với trước đây. Lợi dụng yếu tố này, một số phương tiện đã lén lút chở quá tải, tàn phá hạ tầng giao thông.

20211207_110621

 

IMG_20211210_214034

Trạm CSGT QL1A Ninh Bình đã tăng cường xử lý vi phạm tải trọng trên quốc lộ 1A. Hàng loạt xe đã bị kiểm tra xử lý.

Trực tiếp chứng kiến tổ công tác thuộc Trạm CSGT Tam Điệp - Phòng CSGT Ninh Bình dừng phương tiện BKS 35C - 000.94 trên Quốc lộ 12B, đoạn qua TP.Tam Điệp có dấu hiệu quá tải để kiểm tra, PV ghi nhận lái xe này không chấp hành yêu cầu xuất trình giấy tờ mà ngồi trên cabin liên tục gọi điện thoại nhờ “cứu viện”.

Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác đã phân tích cặn kẽ cho tài xế hiểu về hệ lụy của việc chở hàng quá tải trọng. Đồng thời, kiên quyết lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thượng tá Đỗ Văn Bình cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, Phòng CSGT Ninh Bình đã bố trí nhiều tổ tuần tra kiểm soát để xử lý vi phạm. Tính từ ngày 16/11 đến nay, chúng tôi đã xử lý 1.144 trường hợp vi phạm quá tải trọng với số tiền phạt nộp về kho bạc Nhà nước gần 16 tỷ đồng.

Đáng chú ý, thực hiện kế hoạch số 540 ngày 25/3/2021, lãnh đạo CA tỉnh Ninh Bình yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường công tác xử lý vi phạm về tải trọng xe.

Trong đó, yêu cầu Phòng CSGT, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các xe chở quá tải, nhất là các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; đồng thời kiểm tra việc thực hiện cam kết không vận chuyển quá tải của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác mỏ vật liệu và các đơn vị kinh doanh vận tải.

Tình trạng xe có dấu hiệu quả tải cũng diễn ra trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Dù không có con số chính xác nhưng qua nhận định trực quan, đơn vị quản lý tuyến đường ước tính có tới khoảng 400 - 500 xe quá tải chở vật tư, vật liệu chủ yếu là từ Hà Nam đi đường cao tốc để vào Hà Nội.

Đội TTKS giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Đội 3), Phòng Hướng dẫn TTKS giao thông đường bộ, Cục CSGT - đơn vị quản lý tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, từ đầu năm đến nay, Đội đã xử lý 101 trường hợp, riêng từ ngày 14/10 đến nay, lập biên bản 46 trường hợp chở quá tải trên đoạn tuyến cao tốc này.

img-bgt-2021-img-7469-1636618686-width1280height72

Đội TTKS giao thông đường bộ cao tốc số 3 - Cục CSGT - đơn vị quản lý tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ  lập biên bản xử phạt cả lái xe và chủ xe với số tiền gần 7 triệu đồng

Qua kiểm tra, rất nhiều phương tiện quá tải trọng, điểm xuất phát chủ yếu từ tỉnh Hà Nam. Mới đây nhất vào tối 7/12, Đội TTKS giao thông đường bộ cao tốc số 3 đã kiểm tra và xử lý vi phạm phương tiện BKS: 90C-093.04, rơ mooc: 90R- 004.34 do lái xe Phạm Văn Phóng thuộc công ty TNHH Xuân Trường, địa chỉ: Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam điều khiển.

Với lỗi chở quá trọng tải 13,53%, lái xe bị xử phạt 900.000 đồng, chủ xe bị phạt 6.000.000 đồng. Ngoài ra tước phù hiệu xe đầu kéo 2 tháng.

Có nơi còn "tháo khoán"

Những ngày qua, PV cũng có mặt tại tuyến đường tránh Phủ Lý, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 21 qua địa phận tỉnh Hà Nam, đồng thời ghi nhận tình trạng xe tải chở xi măng, vật liệu xây dựng từ các nhà máy xi măng Vicem Bút Sơn, Xuân Thành, Hoàng Long có dấu hiệu quá khổ, quá tải hoạt động rầm rộ.

Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có báo cáo tới Bộ GTVT về tình trạng xe quá tải đang bùng phát trở lại tại nhiều tỉnh, thành phố.

Tại văn bản này, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ rõ hàng loạt các tỉnh thành để xe quá tải "lộng hành", điển hình tại tỉnh Hà Nam, mỗi ngày có rất nhiều xe đầu kéo kéo theo sơmi rơ moóc chở xi măng quá tải từ nhà máy xi măng Vicem Bút Sơn lưu thông trên QL 21 và đường Phủ Lý - Kiện Khê đến Cảng Bút Sơn, địa bàn huyện Kim Bảng và TP. Phủ Lý…

IMG_20211210_214021
 
20211126_133406(0)

Trong khi Bộ GTVT đang quyết liệt ngăn chặn, xử lý xe quá tải trọng thì trên nhiều tuyến đường qua địa bàn tỉnh Hà Nam tình trạng này vẫn diễn ra rầm rộ...

Tương tự, tại Thanh Hóa, thời gian gần đây rất nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện tình trạng xe hạng nặng chở đất hoạt động mạnh, nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ bị bụi bẩn, xuống cấp nghiêm trọng.

Ngày 11/12, phóng viên Tạp chí GTVT đã tận mắt chứng kiến cảnh gần chục chiếc xe HOWO có thùng chở hàng siêu khủng, đang chở VLXD trên QL1A đoạn từ huyện Hà Trung đi TP. Thanh Hóa. Những chiếc xe này lần lượt mang BKS: 36C-351.38, 36C-044.48, 36C-353.77, 36H-018.76... Theo quan sát của PV, các phương tiện này đều được gắn logo nhận diện riêng. Và tuyệt nhiên, trong suốt quá trình di chuyển trên đường, các xe này cũng không vấp phải bất sự kiểm tra, hay xử lý nào từ phía CSGT và TTGT tỉnh Thanh Hóa.

20211211_105502

Xe có dấu hiệu quá tải hoạt động nhức nhối trên Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Hà Trung (Thanh Hóa).

Tại Hà Nội, tình trạng xe chở vật liệu xây dựng cơi thùng, chở có ngọn, có dấu hiệu quá tải trên đường Hồ Chí Minh cũng diễn ra nhức nhối.

Đặc biệt, sau thời điểm giãn cách xã hội, hoạt động xe quá tải trên tuyến đường này dấu hiệu gia tăng trở lại. Nếu như trước đây, tỷ lệ xe quá tải được phát hiện, xử lý chỉ chiếm dưới 10%, hiện tỷ lệ này đã tăng trên 10%. 

Thiếu tá Nguyễn Hoàng Hải - Phó đội trưởng Đội CSGT số 12 (Phòng CSGT Hà Nội) cho biết, dù đã tăng cường kiểm tra và xử lý song chưa kể khép kín được địa bàn do lực lượng mỏng.

Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, Đội CSGT số 12 đã xử lý 266 trường hợp liên quan tới xe tải, trong đó có 89 trường hợp quá tải, 116 trường hợp dừng đỗ sai và xử phạt 61 hành vi vận chuyển gây rơi vãi và một số lỗi cơ bản về nồng độ cồn, quá tốc độ…, với tổng số tiền đã xử phạt trên 5 tỷ đồng. 

6R4A8263

Đội CSGT số 12 (Phòng CSGT Hà Nội) tăng cường kiểm tra, xử lý xe quá tải, quá khổ trên đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là đoạn qua thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ.

Để tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện, chấm dứt tình trạng phương tiện quá tải tham gia giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 32 chỉ đạo Bộ GTVT, Bộ Công an và các đơn vị, địa phương, tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, xử lý các xe quá tải trên các tuyến giao thông.

Chỉ thị cũng nêu rõ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng phương tiện chở quá tải tham gia giao thông trên địa bàn.

Về kế hoạch Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 32, Uỷ ban ATGT Quốc gia yêu cầu các bộ ngành liên quan và địa phương đánh giá toàn diện tình hình; nêu rõ những tồn tại, hạn chế, tránh hình thức…

Ý kiến của bạn

Bình luận